Kiến thức cơ bản về Bò sữa

Kỹ thuật nuôi bò lấy sữa sau đẻ

(Người Chăn Nuôi) - Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam chủ yếu theo quy mô nông hộ, quy trình kỹ thuật áp dụng còn chưa đồng bộ. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, người nuôi cần nắm vững các quy trình kỹ thuật, nhất là giai đoạn khai thác sữa.

Đánh giá và quản lý thể trạng bò sữa

Đánh giá thể trạng của bò nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng năng lượng của bò. Đánh giá và quản lý thể trạng của bò sữa là một công cụ rất đơn giản nhưng lại rất hữu hiệu, có thể giúp cho người chăn nuôi:

- Khai thác được sản lượng sữa tối đa.
- Nâng cao được khả năng sinh sản.
- Hạn chế những rủi ro về các bệnh dinh dưỡng/rối loạn trao đổi chất.
- Có chiến lược chăm sóc quản lý bò một cách hợp lý nhất.

Đặc trưng tiêu hóa thức ăn ở bò sữa

Khác với lợn, chó và người, bò sữa thuộc loài nhai lại. Dạ dầy của bò bao gồm bốn túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Ba túi đầu được gọi chung là dạ dầy trước (không có tuyến tiêu hoá), còn dạ múi khế là dạ dầy thực (có các tuyến tiêu hoá giống như ở các loài động vật dạ dầy đơn). Dạ cỏ có dung tích rất lớn (khoảng 100-150 lít), chiếm tới 80 % dung tích của toàn bộ dạ dầy.

Cấu tạo giải phẫu và chức năng của cơ quan sinh dục bò cái

Bò cái sản sinh ra tế bào trứng để tạo ra bào thai bê sau khi thụ tinh và cung cấp một môi trường mà trong đó bào thai được hình thành và nuôi dưỡng trong suốt giai đoạn đầu của cuộc sống.

Một số rối loạn sinh sản thường gặp

Rối loạn sinh sản là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng rối loạn hoặc đình chỉ tạm thời hay lâu dài chức năng sinh sản. Những nhân tố gây nên bao gồm: chế độ nuôi dưỡng không thích hợp, khiếm khuyết di truyền, bệnh lý hoặc những dị thường về đường sinh dục, sự tiết không bình thường của một số hóc môn và thoái hoá giống do quản lý giống không tốt.