Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị

Giun phổi ở gia súc nhai lại

1. BỆNH GIUN ĐŨA Ở GIA SÚC NHAI LẠI
  1.1. Nguyên nhân: Do Toxocara vitulorum, Neoascaris vitulorum, Ascaris ovis. Giun hình chiếc đũa màu vàng sáng, con đực dài 11-15 cm, con cái dài 19-23 cm.
  1.2. Chu kỳ phát triển: phát triển trực ttiếp
  Trứng theo phân ra ngoài phát triển tạo larvae (lột xác trong trứng L2) trâu bò ăn phải trứng ấu trùng được giải phóng ở ruột di hành đến gan, phổi tim sau trở về ruột non phát triển  trưởng thành sau 43 ngày cảm nhiễm. Khi mang thai trâu bò mẹ cảm nhiễm bệnh, bê nghé đẻ ra sau 20-30 ngày thì đã có trứng giun đũa trong phân. Ngoài truyền qua bào thai thì có thể truyền lây qua sữa.
  Tỷ lệ nhiễm: 14-40% ở bê nghé thì bệnh trầm trọng và phổ biến hơn. Tuổi nhiễm thường 14 ngày đến 5 tháng tuổi, ít khi gặp ở trâu bò trưởng thành.
  1.3. Triệu chứng và bệnh tích
  Bê nghé chậm lớn, lòi đom, kém ăn, lông xù, da khô, yếu ớy, đi không vững, còng long, đau bụng, niêm mạc nhợt nhạt, thở yếu. Phân lúc đầu màu vàng hay trắng, đến ngày thứ 3-4 phân có màu xanh xẫm lá câysau đó chuyển sang màu thâm đen, có khi lẫn nhầy và máu, mùi tanh sau chuyển sang màu trắng lỏng ( chó rất thích ăn phân này). Sốt 40-410C con vật có thể chết nếu không điều trị kịp thời.
  1.4. Bệnh tích
  + Khi ấu trùng di hành làm tổn thương cơ quan gây rách hoặc hoại tử.
  + Tá tràng có nhiều giun cuộn từng bó ( 300 giun/nghé). Giun ký sinh gây thủng màng ruột, niêm mạc ruột tụ máu lấm tấm đỏ. Sữa đặc lại ở dạ múi khế. Bệnh tích u hạt ở cơ quan phủ tạng và hạch lamba, bệnh tích u hạt có thể thấy ở tim, phổi gan, thận.
  1.5. Phòng và trị bệnh
  -    Vê sinh chuồng trại sạnh sẽ, vệ sinh thức ăn, nước uống tốt, ủ phân đẻ tiêu diệt trứng giun.
  -    Định kỳ tiêm phòng hoặc xổ giun ( cho bê nghé 3-6 tuần tuổi sau khi đẻ).
  -    Sử dụng 1 trong các sản phẩm sau cả ANOVA để phòng và trị bệnh
  + NOVA-LEVASOL: Dùng 1 liều duy nhất, 1 g/10kg thể trọng ( trộn với thức ăn hoặc nước uống)
  Thú non: 2 tháng xổ 1 lần.
  Thú lớn: 6 tháng xổ 1 lần.
  + NOVA-LEVA: Tiêm bắp 1ml/15 kg thể trọng, dùng 1 liều duy nhất
  Thú < 6 tháng: 2 tháng tẩy 1 lần.
  Thú > 6 tháng: 3-4 tháng tẩy 1 lần.
  + NITRONIL: Tiêm dưới da 1 ml/ 25 kg thể trọng, tẩy 1 liều duy nhất.
  Thú non: 3 tháng 1 lần.                Thú lớn: 6 tháng 1 lần.
  + NOVA-MECTIN 0,25% Tiêm dưới da: 1ml/12 kg thể trọng, 3 tháng tẩy 1 lần, dùng 1 liều.
  + NOVA-MECTIN 1%: 1ml/48 kg thể trọng, 3 tháng tẩy 1 lần.
  -    Kết hợp tiêm NOVA-AMINOVITA hoặc NOVA Fe + B12 hoặc NOVASAL hoặc NOVA- HEPA + B12 hoặc NOVA-HEPAVIT  hoặc NOVA-POLIVIT để giúp thú phục hồi sức khỏe.
  2. GIUN PHỔI Ở GIA SÚC NHAI LẠI
  2.1. Nguyên nhân
  -    Do Dictycaulus viviparous: ký sinh ở phổi trâu bò
  -    Giun đực dài 17-44mm, con cái dài 23-80 mm.
  2.2. Chu kỳ phát triển: Phát triển trực tiếp
  Trứng có ấu trùng ở phế quản, khí quản sau đó  đến ruột nở ra ấu trùng L1, ấu trùng theo phân ra ngoài ở nhiệt độ 21-28 0C sau 3-6 tháng lột xác lần 2 (L2 ) tạo thành ấu trùng gây nhiễm, bám vào cỏ và sống tự do. Ở nhiệt độ 21-24 0C sống 21 ngày, 8-18 0C sống được 3 tháng sau đó trâu bò ăn phải gây nhiễm và lột xác lần nữaở hạch bạch huyết và di hành về phế quản và lột xác lần nữa phát triển thành dạng giun trưởng thành sau 21-30 ngày. Giun ký sinh trong phổi 60-365 ngày ( trung bình 66-80 ngày).
  -    Tỷ lệ nhiễm bệnh ở bò cao hơn trâu, bê nghé dưới 2 năm tuổi nhiễm cao.
  2.3. Triệu chứng và bệnh tích
  -    Thú ho nhưng lúc đầu ho chậm sau ho nhanh dần và ho giật từng tiếng, thú thở khó. Khi ho miệng lè lưỡi và chảy nhiều dịch nhầy. Thân nhiệt tăng 40,5 –42 0C, sau thủy thủng ở một số nơi như hàm, dưới mắt ngực và 4 chân, nặng thì vật hôn mê, gầy yếu, đi phân lỏng kiệt sức và có thể chết.
-    Bệnh tích:Phổi có nhiều mụn nhỏ và dài, có nhiều đốm hoại tử to nhỏ khác nhau ở phổi, khí quản, phế quản loét, xuất huyết và có nhiều dịch nhầy. Trong phổi hoặc khí quản có nhiều cuộn bên trong. Phổi bị khí thủng hay thịt hóa. Nếu nhiễm vài ngàn giun thì gia súc có thể chết sau 15 ngày

(a)    (b)    (c)


(d)    (e)
Hình 16.1: Bò bệnh khó thở (a) ;  Giun trong khí quản (b) ; Giun trong phế quản (d) ; Dictycaulus viviparous (d) ; giun phổi ký sinh trong phổi (e).
2.4. Phònh và trị bệnh
-    Khi phát hiện trâu bò bị bệnh thì sử dụng 1 trong các sản phẩm sau của ANOVA để phòng và điều trị.
+ NOVA-LEVASOL: Dùng 1 liều, trộn thức ăn hoặc nước uống: 1g/10kg thể trọng.
Thú non: 2 tháng xổ 1 lần.
Thú lớn : 6 tháng 1 lần.
+ NOVA-LEVA: Tiêm bắp 1 liều duy nhất : 1ml/15 kg thể trọng
Thú dưới 6 tháng : 2 tháng tẩy 1 lần.
Thú trên 6 tháng: 3-4 tháng tẩy 1 lần.
+ NOVA-MECTIN 0,25% Tiêm dưới da: 1ml/12 kg thể trọng, 3 tháng tẩy 1 lần, dùng 1 liều.
+ NOVA-MECTIN 1%: 1ml/48 kg thể trọng, 3 tháng tẩy 1 lần.
-    Kết hợp tiêm NOVA-BROMHEXINE PLUS hoặc NOVASAL COMPLEX  hoặc NOVA-ACB.COMPLEX hoặc NOVA- Fe + B12 hoặc NOVA-B.COMPLEX  để giúp thú phục hồi sức khỏe.
-    Tiến hành chăm sóc vệ sinh chuồng trại, thúc ăn, quản lý đàn tốt. Ủ phân để tiêu diệt trứng giun. Những vùng nhiễm nặng thì không nên chăn thả tự do.
-    Thường xuyên định kỳ kiểm tra đàn gia súc và tiêm phòng bệnh. Gia súc mới phải kiểm tra và tiêm phòng trước khi cho nhập đàn.

Nguồn: anova.com.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác