Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị

Bệnh ung khí thán (Blackleg)

1. Nguyên nhân
  -    Là một bệnh gây hoại tử cơ do hoạt tính của loài vi khuẩn Clostridium chauvoei ở dạng bào tử gây bệnh.
  -    Clostridium chauvoei là vi khuẩn G+, trực khuẩn kỵ khí và có khả năng sinh bào tử nhiều năm.
  2. Sức đề kháng vi khuẩn
  -    Vi khuẩn bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng thông thường.
  -    Bào tử của vi khuẩn có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh và tồn tại nhiều năm ở trong đất, đồng cỏ.
  3. Phương thức truyền lây
  Là bệnh nhiễm khuẩn có độc tố, bệnh không lây trực tiếp từ súc vật ốm sang súc vật khỏe. Nha bào từ xác chết, phân, chất bài tiết vào trong đất và sống ở đó gặp điều kiện thuận lợi nha bào nhiễm vào đồng cỏ, trâu bò chăn thả ăn cỏ có nha bào sẽ bị nhiễm bệnh. Sau khi nhiễm bào tử sẽ khu trú trong lách, gan gặp điều kiện sẽ sản sinh độc tố gây hoại tử cơ và nhiễm độc huyết.
  4. Triệu chứng
  -    Gia súc 4 tháng tuổi đến 2 năm thường mắc bệnh. Bệnh thường ở dạng cấp tính gồm:
  -    Thể quá cấp tính: Bệnh tiến triển nhanh, con vật chết sau vài giờ khi chết bụng chướng lên, hậu môn lồi phân.
-    Thể cấp tính: Bệnh kéo dài 2-3 ngày. Lúc mới nhiễm bệnh xuất hiện khối u trên mình con vật thường ở mông, đùi sau (không cố định). Khối u có đặc điểm là lúc đầu thủy thủng, sau màu da thâm tím lại, loét và chảy mủ, máu làm cho da ngoài dúm lại. Các khối u này sẽ di chuyển xuống chân làm sưng nóng đau, đi lại khó khăn. Bệnh có thể di chuyển lan vùng cổ làm viêm lưỡi và cuống họng, lưỡi lè ra, khó thở khó nuốt. Thú biếng ăn, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng hơn 40 oC. Thường bệnh tiến triển 2-3 ngày thì thân nhiệt hạ thấp con vật chết. Khi chết bụng chướng to, phân loài ra ở hậu môn.

5. Bệnh tích
  -    Sau khi chết, quầy thịt thường trương sình lên và quá trình thối rữa diễn ra nhanh, có sủi bọt ở các lổ tự nhiên. Các xoang chứa dịch có máu, các phủ tạng mềm cho thấy sự thoái hóa và hoại tử sau khi chết.
  -    Các cơ bị đen lại, khô, có vẻ sủi bọt và có mùi bơ ôi.
  -    Chung quanh vùng cơ có dịch màu vàng nhạt nhưng sẽ nhuốm máu nếu quá trình thoái hóa sau khi chết diễn ra.
-    Lách to rõ rệt, trên mặt cắt lách có thể thấy một chất dạng bùn màu đỏ sẩm có chứa bọt khí.

(1)(2)    (3)

(4) (5)   (6)

(7)

6. Phòng bệnh và điều trị bệnh
  6.1. Phòng bệnh
  -    Bệnh lây lan gián tiếp qua thức ăn, nước uống nên ta cần chú ý:
  + Cách ly thú bệnh và không đưa di chăn thả.
  + Thú chết phải tiêu độc xác chôn sâu 3m hoặc thiêu hủy.
  + Không chăn dắt gia súc, cắt cỏ những vùng bị nhiễm ung khí thán.
  -    Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, định kỳ sát trùng chuồng trại, đồng cỏ chăn thả bằng thuốc sát trùng NOVACIDE hoặc NOVASEPT hoặc NOVAKON.
  -    Có thể dùng vaccin để phòng bệnh. Các thú trên 6 tháng tuổi nên được tiêm phòng trước khi chăn thả vào mùa xuân. Ta có thể dùng vaccin đa giá chứa kháng nguyên Clostridium chauvoei để tiêm phòng.
  6.2. Điều trị bệnh
  -    Kháng sinh chỉ có hiệu quả nếu điều trị sớm. Tuy nhiên sau khi khỏi bệnh vì nhiều mô bị tác động nên các mô cơ của thú không còn giá trị kinh tế nữa, không nên điều trị cho thú có bệnh tích ở lưỡi. Những thú sau khi điều trị khỏi thì nên giết mổ sớm. Việc điều trị thường không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu có điều trị thì có thể dùng 1 trong các chế phẩm sau của ANOVA để điều trị: NOVASONE, NOVA-LINCO SPECTIN, NOVA-TETRA LA. Dùng kết hợp với một trong các sản phẩm sau để tăng hiệu quả điều trị như: NOVA-C.VIT, NOVA-B.COMPLEX, NOVA-ANA C, NOVASAL, NOVA-ATP COMPLEX….
  -    Cần phải tiêu độc sát trùng chuồng trại kỹ bằng NOVACIDE hoặc NOVASEPT hoặc NOVAKON 3 ngày 1 lần, liên tục trong 3 tuần trong các chuồng trại xảy ra bệnh.

Nguồn: anova.com.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác