Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị

Bệnh do Salmonella ở bò

1. Nguyên nhân
- Do vi khuẩn Salmonella, G- hiếu khí hoăc kỵ khí tùy nghi, có thể gây bệnh thể quá cấp (bại huyết) cho đến các thể bệnh không có triệu chứng rõ ràng và tình trạng mang trùng.
- Các serogroup được phân chia dựa trên kháng nguyên O.
+ Salmonella typhimurium (type B) là nguyên nhân gây bệnh viêm ruột tiêu chảy do Salmonella trên bê và trâu bò.
+ Salmonella anatum (type C và E) cũng gây bệnh trên trâu bò.
+ Nhưng Salmonella Dublin (type D) thì có tính chuyên biệt gây bệnh trên trâu bò.

2. Phương thức truyền lây
- Bệnh Salmonella được coi như bệnh hàng đầu gây tiêu chảy trên trâu bò trưởng thành và xếp thứ 2 sau E.coli về khả năng gây viêm ruột ở bê. Bê mắc bệnh cấp tính, mãn tính hay mang trùng đều bài xuất mầm bệnh qua phân là nguồn lây nhiễm cho trâu bò khỏe mạnh. Bê mắc bệnh ở thể cấp tính (bại huyết) có thể bài xuất mầm bệnh qua nước bọt, chất tiết…
- Đường xâm nhập của vi khuẩn thường qua đường tiêu hóa rồi định vị tại phần sau của ruột non kế đó là manh tràng và ruột già. Vi khuẩn gây tổn thương đường tiêu hóa, giảm tiêu hóa thức ăn, giảm hấp thu, thú bị mất protein và mất nước.
- Salmonella dublin gây các triệu chứng về ruột, bại huyết hoặc hô hấp là chủ yếu, trâu bò trưởng thành cũng có thể mang trùng khi vi khuẩn cư trú ở ruột và tuyến vú. Salmonella dublin có thể gây bệnh cho bê qua việc bú sữa hoặc từ phân mang mầm bệnh.
- Stress và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật bình thường của đường tiêu hóa sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của Salmonella.
3. Triệu chứng
- Sốt và tiêu chảy là triệu chứng thường gặp ở bệnh do Salmonella ở trâu bò. Sốt có thể xảy ra trước khi có dấu hiệu tiêu chảy nhưng ít khi được phát hiện trước khi bê bị tiêu chảy. Bệnh có thể xảy ra rải rác hoặc mang tính địa phương.
- Tuổi thường mắc bệnh là từ 2 tuần – 2 tháng tuổi, nhưng ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Ở bê thì nguy cơ chết lớn hơn là trâu bò trưởng thành.
* Thể bại huyết (thể quá cấp): Do Salmonella type B và C có thể gây chết bê trước khi tiêu chảy. Bê con mất nước nhiều chết do nhiễm trùng huyết và nhiễm nội độc tố huyết (endotoxemia).
* Thể cấp tính: do type B, C, và E cho thấy tiêu chảy cấp tính điển hình có máu tươi và chất nhầy, đồng thời có sốt và bị mất nước, phân thường có mùi chua khó chịu. Thể cấp tính ở bê thường chiếm tỷ lệ cao và tỷ lệ chết thay đổi tùy theo chủng Salmonella.
* Thể mãn tính: tiêu chảy mãn tính hoặc cách quảng, giảm cân, chậm lớn.
* Thể bệnh cấp tính do Salmonella dublin: tiêu chảy, sốt uể oải và các triệu chứng hô hấp có thể thấy rõ trong trường hợp bệnh cấp tính ở bê. Tuổi mắc bệnh là từ 4-8 tuần tuổi.
4. Bệnh tích
- Bệnh tích chủ yếu trên đường tiêu hóa ruột non bị sung huyết rõ rệt, các hạch bạch huyết màng treo ruột bị sưng to rõ rệt, phổi bị viêm.
- Niêm mạc bị sung huyết hoặc xuất huyết rõ rệt, ruột già có màng giả.
- Ở bò nhiễm Samonella dublin dạng bại huyết có thể thấy xuất huyết lấm tấm trên bề mặt thận.
- Ở trường hợp bệnh bán cấp hay mãn tính có thể thấy hoại tử sợi huyết hoặc tạo màng giả rải rác trong suốt phần ruột già và đoạn cuối của ruột non. Xuất huyết lấm tấm hoặc phù thũng hạch màng treo ruột.

(a) (b) (c)

(d) (e) (f)

(g) (h) (i)
5. Phòng và trị bênh
5.1. Phòng bệnh
- Định kỳ làm sạch môi trường, tăng cường vệ sinh sát trùng chuồng trại bằng các chế phẩm NOVACIDE hoặc NOVASEPT hoặc NOVAKON. Tách riêng bê bệnh với các trâu bò khỏe mạnh, sát trùng kỹ dụng cụ chăn nuôi khi có thú bệnh.
- Chăm sóc nuôi dưỡng thú tốt không để thú bị stress, vệ sinh thức ăn, nước uống sạch sẽ.
- Thường xuyên sử dụng 1 trong các sản phẩm sau của ANOVA để tăng cường sức đề kháng với mầm bệnh, chống stress như:
+ NOVA-B.COMPLEX: tiêm bắp10ml/con/lần, 2 tuần tiêm một lần.
+ NOVA-ADE VITA: tiêm bắp 5ml/con/lần, 2 –4 tuần tiêm một lần
+ NOVA-AMINOVITA: tiêm bắp1ml/20 kg thể trọng, 2 tuần tiêm một lần.
+ NOVA- ADE B.COMPLEX: trộn 1g/ kg thức ăn tinh, cho ăn liên tục.
+ NOVA-DAIRY MIX: trộn 1kg/ 400 kg thức ăn tinh, cho ăn liên tục.
- Nên nhớ rằng thú khỏi bệnh sẽ bài xuất mầm bệnh trong một thời gian. Cần phải tiến hành theo dõi và tiêu độc chuồng trại sạch sẽ. Khi xảy ra dịch thì nên cẩn thận và bảo hộ lao động và tránh để lây cho người chăm sóc, người chăn nuôi.
- Không nên dùng vaccin để phòng bệnh Samonella. Nhưng nếu bị dịch đe dọa có thể dùng vaccin sống giảm độc của S. typhimurium và S.dublin để phòng bệnh.

5.2. Điều trị
- Cách ly thú bệnh với đàn thú khỏe, tiêu độc sát trùng chuồng trại thật kỹ bằng các chế phẩm: NOVACIDE hoặc NOVASEPT hoặc NOVADINE hoặc NOVA-MC.A30.
- Truyền dịch: Tùy theo mức độ bệnh mà quyết định đường chuyền.
+ Thú bị mất nước trầm trọng, không đứng được, mất phản xạ bú thì nên truyền dịch vào tĩnh mạch (dung dịch truyền: Glucose, Na+ , Cl-…)
+ Trường hợp thú có thể đứng được, còn phản xạ bú và chỉ mất nước vừa phải thì có thể cho uống hay tiêm dưới da. Dùng một trong các sản phẩm sau:
+ NOVA-ELECJECT: Tiêm xoang bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch liều 1ml/2-3 kg thể trọng, ngày 1-3 lần, cho đến khi hết tình trạng mất sức, mất chất điện giải.
+ NOVA-AMINOLYTES: 1,5g/ lít nước uống, cho uống đến khi hết bệnh.
+ NOVA-ELECTROVIT: 2g/lít nước uống, cho uống đến khi hết bệnh.
+ NOVA-DEXTROLYTES: 2g/lít nước uống, cho uống đến khi hết bệnh.
- Các trường hợp bệnh thể quá cấp gây shock cần tiêm Flunixin meglumine (0,5 mg/kg) phối hợp dịch truyền vào tĩnh mạch (chỉ dùng các thuốc trên 1 lần duy nhất).
- Sử dụng kháng sinh để điều trị các trường hợp bệnh quá cấp tính hay cấp tính. Sử dụng một trong các sản phẩm sau:
+ NOVASONE: Tiêm bắp 1ml/ 12-15 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-4 ngày.
+ NOVA-MARLOX 25: Tiêm bắp 1ml/ 12-15 kg P, ngày 1 lần trong 3-5 ngày.
+ NOVA-D.O.C: Tiêm bắp 1ml/ 10 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-4 ngày.
+NOVA-ENROCIN 10%: Tiêm bắp 1ml/ 20 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-4 ngày.
+ NOVA-GENTYLO: Tiêm bắp 1ml/ 15-20 kg P, ngày 1 lần trong 3-5 ngày.
+ NOVA-SEPTRYL 24%: Tiêm bắp 1ml/ 15kg P, ngày 1 lần trong 3-4 ngày.
+ NOVA-FLOR: Tiêm bắp 1ml/ 10kg P, ngày 1 lần trong 3-5 ngày.
+ NOVA-LINCO SPECTIN: Tiêm bắp 1ml/ 10 kg thể trọng, ngày đầu tiên tiêm 2 lần các ngày sau tiêm một lần, trong 3-4 ngày liên tục.
+ NOVA-AMPICOL: 1,5g/lít nước uống hoặc 3g/ kg thức ăn, trong 3-4 ngày.
+ NOVA-BACTRIM 48%: 1g/1,5 lít nước uống hoặc 1,5g/ kg thức ăn, trong 4-5 ngày.
+ NOVA-TRIMECOL: 1g/5 kg thể trọng hoặc 1,5 g/ lít nước uống hoặc 3g//kg thức ăn, trong 4-5 ngày liên tục.
- Kết hợp thêm các sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng sức kháng bệnh và giúp thú mau hồi phục bệnh. Sử dụng một trong các sản phẩm sau:
+ NOVA-C.VIT: Tiêm bắp 1ml/10 kg thể trọng, ngày 1-2 lần cho đến khi hết bệnh.
+ NOVA-AMINOVITA: Tiêm bắp 1ml/15-25 kg thể trọng, dùng liên tục, ngày 1 lần.
+ NOVA-B.COMPLEX C: Tiêm bắp 10ml/con/lần, ngày 1 lần trong 4-5 ngày.
+ NOVA-ATP.COMPLEX: Tiêm bắp 7-10ml/con/lần, ngày một lần cho đến khi hết bệnh.
* Lưu ý: Trong bệnh mãn tính không dùng kháng sinh, không dùng vaccin cho đàn gia súc đang bệnh hay những con trong đàn khác đang khỏe mạnh. Đối với những thú bị bệnh mãn tính không nên gây đàn từ những thú đó mà nên loại thải chúng.
 

Nguồn: anova.com.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác