Các cách phòng bệnh và chữa bệnh cho bê

PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở BÊ CON

Bệnh thường xuất hiện vào thời kỳ chuyển mùa từ thu sang đông hoặc đầu můa xuân. Lúc này thời tiết thay đổi và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng kém nęn một số vi khuẩn và virut có mặt trong đường hô hấp hoặc từ ngoài xâm nhập, gây bệnh cho bê.

Bệnh cũng có thể xuất hiện do ấu trùng giun đũa, giun phổi di hŕnh từ ống tiêu hóa lên phổi, gây tổn thương cơ giới và tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn thứ phát.

Bê bị bệnh có biểu hiện sốt cao, sốt liên tục, kém ăn, mệt mỏi, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, ho khạc từng cơn vào ban đêm và sáng sớm. Nhiều trường hợp bê bị ỉa chảy kế phát.
Phòng bệnh
Giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Định kỳ tẩy uế chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%
- Cho bê ăn uống tốt, bảo đảm đủ dinh dưỡng
- Phát hiện sớm những con bị bệnh, nuôi cách ly và điều trị kịp thời.
Điều trị
Sử dụng một trong các loại kháng sinh (tiêm bắp) kết hợp với sul-famid, tiêm hoặc cho uống 4-5 ngày liên tục:
+ Penicilline G hoặc Ampicilline, liều 20.000IU/kg trọng lượng bê/ngày.
+ Kanamycine hoặc Streptomycine, liều 20mg/kg trọng lượng bê/ngày.
+ Sulfamerazin hoặc Sulfadimezin, liều 30-40mg/kg trọng lượng bê/ngày.
Chống khó thở bằng cách tiêm Ephdrin hoặc Diaphilin liều 1ml/20kg trọng lượng bê/ngày
+ Dùng vitamin B1, vitamin C, long não nước hoặc cafein, truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn hoặc ngọt đẳng trương, liều 100ml/10kg trọng lượng bę/ngày... để trợ sức cho bê.
 
+ Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
 
Tiêu chảy
 
Bệnh có thể do rối loạn tiêu hóa, do giun đũa hoặc cầu trùng. Bê bị giun đũa có dáng điệu lů đů, bụng to, lông xù, nằm một chỗ. Lúc đầu phân lổn nhổn, hơi táo, từ màu đen chuyển sang màu vàng xám, đặc sền sệt, sau đó ngả sang mŕu trắng và lỏng dần, mùi tanh khẳm, rất thối.
 
Bê bị cầu trùng sẽ ỉa chảy, phân có mùi tanh. Khi ỉa, bê cong lưng rặn nhưng phân ra ít và có dính chất nhầy, máu.
 
Phòng bệnh: Cho ăn đủ sữa, thức ăn chất lượng tốt, uống nước sạch.
 
Luôn giữ chuồng nuôi ấm áp, khô ráo và sạch sẽ. Cần tập trung phân, đem ủ để diệt trứng giun.
 
Điều trị: Trường hợp bę bị ỉa chảy do giun đũa, có thể dùng một trong các loại thuốc sau:
 
- Phenothiazin 0,05g/kg trọng lượng bê, cho uống mỗi ngày 2 lần và trong hai ngày liền.
 
- Piperazin 0,25g/kg trọng lượng. Đây lŕ loại thuốc đặc trị giun đũa ở bę, thuốc có hiệu lực cao, ít độc vŕ dễ sử dụng. Hòa thuốc vào nước, cho uống một lần, không cần nhịn đói trước khi tẩy. Cũng có thể trộn thuốc với thức ăn. Trường hợp bę bị nặng, có thể điều trị lặp lại sau 5 ngŕy.
 
- Tetramisol 8 đến 10mg/kg trọng lượng, cho uống hoặc tiêm
 
- Mebenvet: 0,5g/kg trọng lượng, cho uống vào hai buổi sáng.
Trường hợp bê bị ỉa chảy do cầu trùng, có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây:
-Thymol là loại thuốc tốt nhất, dùng 2-3 viên trong một ngày, uống liên tục 3 đến 5 ngày.
 
- Furazolidon hoặc Nitrofuran, liều 0,03 đến 0,04g/kg trọng lượng, dùng trong 4-5 ngày liên tục. Có thể trộn thuốc với thức ăn hoặc pha sữa, nước uống.
 
- Phenothiazin, 30mg/kg trọng lượng, chia làm hai lần, cách nhau 24 giờ.
 
 - Sulfamerazin hoặc Sulfadimerazin dùng 0,01 đến 0,12g/kg trọng lượng. Có thể trộn thuốc vào sữa, nước uống hoặc thức ăn. Dùng liên tục trong 5-6 ngày.
 
- Furaxilin 3g/100kg trọng lượng cho bê uống trong 5 ngày liên tục.
 
Trong khi điều trị bệnh cầu trůng nên kết hợp dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như Oxytetracyclin (30-50mg/kg trọng lượng) hoặc Chloramphenicol (30-50mg/kg trọng lượng) trong 5-6 ngày liền. Trường hợp mất nhiều nước, truyền huyết thanh mặn, ngọt: 1000ml/100kg trọng lượng/ngày
Nguồn: TC Kinh tế nông thôn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác