Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị

Bệnh sán lá dạ cỏ ở trâu bò (Paramphystomatidosis)

Thường do các loài sán lá thuộc họ Paramphystomatidae ký sinh trong dạ cỏ, có khi ở dạ tổ ong, lá sách, múi khế ở trâu bò, dê cừu

 1. Nguyên nhân
-    Thường do các loài sán lá thuộc họ Paramphystomatidae ký sinh trong dạ cỏ, có khi ở dạ tổ ong, lá sách, múi khế ở trâu bò, dê cừu.
-    Sán có hình chóp, màu đỏ, dài 5-15 mm, rộng 2-3 mm.
-    Ốc nước ngọt là vật chủ trung gian.
* Chu kỳ phát triển 
Trứng theo phân ra ngoài sau 11-12 ngày phát triển thành  Miracidium, khi nhiệt độ 26-300C nó xâm nhập vào ốc tạo Sporocysts . Sau đó bào ấu sinh sản vô tính tạo redia ( 1 Sporocysts có 9-10 redia lại sinh sản vô tính cho ra cercaria ( 1 redia có 16-20 cercaria) qua 45-90 ngày. Sau Cercaria chui ra khỏi vỏ ốc rụng đuôi vào tạo kén Adolescaria bám vào cây cỏ dưới nước           trâu bò ăn phải sẽ nhiễm bệnh sau đó ấu trùng di hành trở lại dạ cỏ ký sinh sau 7-14 tuần cảm nhiễm. Sán có thể sống trong cơ thể 1 năm.
-    Tỷ lệ nhiễm: trâu nhiễm 99-100%, bò 90,4 %, cừu 37%, dê 20 %.
2. Triệu chứng và bệnh tích
2.1. Triệu chứng: 
Nhiễm 1000-2000 sán thì triệu chứng không rõ ràng. Nhiễm nặng vật táo hoặc tiêu chảy, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu, phù thủng phần thấp, lông xù, da khô. Trong quá trình di hành qua gan, túi mật, xoang bụng, trung khu thần kinh thì vật có thể chết sau 4-10 ngày khi xuất hiện triệu chứng thần kinh. Dạ cỏ, lá sách kém nhu động và bị nghẽn dạ lá sách.
2.2. Bệnh tích: 
Niêm mạc dạ cỏ bị viêm loét chảy máu, xoang bụng có dịch nhờn màu hồng, có nhiều sán non ở niêm mạc dạ cỏ và các cơ quan khác. Niêm mạc tăng sinh dày lên sau hoại tử, hạch lampa thoái hóa, túi mật sưng to.
3. Phòng trị
-    Định kỳ tiêm phòng bệnh ( 1 năm 2 lần, những vùng nhiễm nhiều thì 1 năm 3-4 lần).
-    Vệ sinh, chăm sóc quản lý tốt.
-    Diệt ốc, vệ sinh sát trùng bãi chăn thả, chuồng trại….Ủ phân tiêu diệt trứng sán. Khi nhập gia súc mới phải kiểm tra và tiêm phòng bệnh.
-    Dùng 1 trong các sản phẩm sau của ANOVA để phòng và trị bệnh.
+ NITRONIL : Tiêm dưới da 1 ml/ 25 kg thể trọng.
Thú non : 3 tháng 1 lần.
Thú lớn : 6 tháng 1 lần.
+ Kết hợp tiêm NOVA Fe + B12 hoặc NOVASAL COMPLEX hoặc NOVA- HEPA + B12 hoặc NOVA-ATP COMPLEX để giúp thú phục hồi cơ thể.

Nguồn: anova.com.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác