Sữa Thế giới

Bạn có biết vì sao bò sữa ở Thụy Điển lại bị đục lỗ ở trên thân?

Bất kỳ ai khi nhìn thấy hình ảnh con bò với một lỗ hổng nhân tạo khổng lồ trên thân đều hốt hoảng, lo lắng cho con vật tội nghiệp. Tuy nhiên mục đích của các lỗ thông này lại vô cùng nhân đạo.

 Khi các trang trại nuôi bò ở Thụy Điển bắt đầu xuất hiện những chú bò với một lỗ hổng lớn một bên thân, dư luận xã hội bắt đầu dấy lên làn sóng phản đối về việc con người bạo hành động vật.

 

Trái lại với suy nghĩ ban đầu của mọi người, những chú bò với những lỗ hổng trên thân vẫn sống vô cùng khỏe mạnh không khác gì những chú bò thường. Thậm chí những lỗ hổng lớn này đôi khi còn cứu mạng cho con vật.

 

Đa phần gia súc không hề biết định lượng khẩu phần, nói cách khác một khi thấy thức ăn chúng sẽ cố ăn nhiều nhất có thể. Trong một vài trường hợp khi con bò ăn quá no sẽ bị chướng hơi dạ cỏ, không có cách nào có thể giải tỏa ngoài ợ ra.

 

Chướng hơi nghe có thể bình thường đối với con người, nhưng lại vô cùng nguy hiểm đối với loài bò. Nếu không ợ kịp thời con bò có thể chịu đau đớn và căng thẳng tột độ. Nghiêm trọng hơn có thể chèn ép nội tạng dẫn đến mất mạng.

 

Việc có một lỗ thông khí nối trực tiếp vào dạ cỏ sẽ giúp con bò giải tỏa áp lực, điều hòa khí gas trong cơ thể.

 

Tuy nhiên đây không phải mục đích thật sự của những lỗ thông. Nguyên do bởi chi phí phẫu thuật vô cùng đắt đỏ và phức tạp, số lượng chuyên gia phẫu thuật lại không nhiều. Nếu chỉ để chữa trị chứng chướng hơi cho 1 cá thể thì phương pháp thực sự không đáng.


Thực ra, người đề xuất ý tưởng cấy ghép lỗ thông lên thân bò là các nhà nghiên cứu thay vì các bác sĩ. Các nhà khoa học sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng cơ thể và sức khỏe của bò đã thử nghiệm đục lỗ trên thân bò để có thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về quá trình tiêu hóa trong dạ cỏ của bò.

 

Việc quan sát và lấy mẫu vật trực tiếp thông qua lỗ thông cho phép các nhà nghiên cứu hiểu rõ những gì xảy ra bên trong cơ thể của con vật. Nắm được nguyên lý hoạt động, các nhà khoa học có thể xác định sự cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng của bò đối với các loại thức ăn khác nhau từ đó đưa ra được một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ riêng với cá thể thử nghiệm mà cho cả đàn nói chúng.


Chia sẻ về kết quả của cuộc thử nghiệm, nhà khoa học động vật Natasha Weaver cho biết: “Đúng như dự tính ban đầu, nhờ có chế độ ăn uống được điều chỉnh đúng lượng, con bò mang lỗ trở nên khỏe mạnh hơn, có sức đề kháng tốt hơn, chứa nhiều lợi khuẩn hơn trong cơ thể so với các cá thể cùng đàn”.

 

Thậm chí con bò này còn được sử dụng là một nguồn cung lợi khuẩn từ dịch dạ cỏ cho cả đàn.

 

Maurice Eastridge, giáo sư dinh dưỡng giải thích: “Khi phát hiện một con bò bị ốm hoặc bị bệnh, các chuyên gia có thể lấy dịch dạ cỏ từ con bò mang lỗ và trộn vào thức ăn của con bò ốm. Những lợi khuẩn trong dịch dạ cỏ sẽ nhanh chóng nhân bản ngay bên trong cơ thể của con bò ốm, thay thế những vi khuẩn có hại yếu ớt giúp con bò khỏe mạnh trở lại.”


Không thể phủ nhận việc phẫu thuật và hồi phục sẽ mất một quãng thời gian đối với con bò và trong thời gian này ít nhiều con vật sẽ phải chịu đau đớn. Tuy nhiên một khi đã liền vết thương con bò sẽ quay trở lại cuộc sống bình thường của nó, không chịu bất cứ đau đớn hay tổn thương gì nữa.

 

Nhiều người lo sợ việc các vi khuẩn ngoài tự nhiên có thể xâm nhập vào cơ thể bò thông qua lỗ hổng dẫn tới nhiễm trùng gây nguy hiểm tới vật chủ. Giải đáp thắc mắc này, giáo sư  Eastridge cho biết: “Dịch tiêu hóa bên trong dạ cỏ sẽ phân hủy mọi tạp chất lạ xâm nhập vào cơ thể con bò. Nếu một số vi khuẩn may mắn sống sót qua đợt thanh trùng cũng khó có thể cạnh tranh với các vi khuẩn sinh sống bên trong dạ cỏ, do đó chúng sẽ sớm chết thì thiếu thức ăn.”

 

Lỗ thông an toàn tới mức, ai cũng có thể thò tay vào bụng của con bò mà không hề khiến nó khó chịu hay nguy hiểm.


Hiển nhiên để có thể tạo ra một lỗ thông an toàn đòi hỏi bàn tay của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt, những thí nghiệm này không được thực hiện trong phòng thí nghiệm mà được triển khai kết hợp với nuôi dưỡng bình thường để tăng tính thực tiễn.

 

Bà Weaver không khỏi bất ngờ về tính phổ biến của phương pháp đục lỗ trên thân bò. “Trong một chuyến công tác đến Úc, tôi rất ngạc nhiên khi biết phương pháp này cũng được áp dụng tại đây hay ở bất kỳ đâu ngoài Thụy Điển”.

 

“Thật tuyệt vời khi chúng ta nghiên cứu các động vật này để chăm sóc sức khỏe của chúng tốt hơn”, Natasha Weaver chia sẻ.

Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác