Stress nhiệt và các giải pháp làm mát cho bò sữa

Ảnh hưởng nhiệt độ môi trường đối với bò cái vắt sữa

Đàn bò lang trắng đen nhập nội trước đây nuôi ở vùng Trung du Ba Vì vô cùng khó khăn, chỉ sau khi chuyển đàn bò đó lên Mộc Châu tình hình mới dần dần đi vào ổn định. Khí hậu Mộc Châu mát mẻ, với khí hậu đó có thể bò không bị stress nóng, và cũng vì vậy từ đó vấn để ảnh hưởng nhiệt độ môi trường đối với bò cái vắt sữa ít được đưa ra bàn luận.

Khi trời quá lạnh hoặc quá nóng, nếu không vượt qua được ngưỡng chịu đựng, ở bò cái vắt sữa sẽ xuất hiện stress nhiệt độ tác động xấu đến năng xuất sữa. Vì lẽ đó mà ở các nước ôn đới và hàn đới vấn đề stress lạnh đã được nghiên cứu từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. ở vùng này khí hậu mát mẻ quanh năm nên họ không nghiên cứu stress nóng.

Trong quá trình phát triển kinh tế, ở nước ta tiến trình đô thị hóa đang diễn biến rất nhanh. ở các đô thị lớn, do tiếp xúc với nhiều thông tin, do thu nhập của người dân không ngừng tăng cao, do nhịp sống hối hả, căng thẳng của thành phố và công nghiệp mà đã xuất hiện yêu cầu về sữa bò tươi càng ngày càng tăng. Để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, đã hình thành các cơ sở chăn nuôi bò sữa ngoại đô, có nơi số lượng bò sữa tập trung khá lớn như thành phố Hồ Chí Minh (hiện đã có 50.000 bò sữa). Chăn nuôi bò sữa ngoại đô là một thực thể kinh tế không phải bàn cãi, nhưng ở những vùng này, khí hậu không mát mẻ như ở Mộc Châu, mà trái lại nóng quanh năm (trừ vùng có 4 mùa khí hậu), độ ẩm không khí cao nên bò sữa nuôi ở vùng ngoại đô sẽ bị stress nóng tác động xấu đến năng suất sữa. Không thể né tránh vấn đề stress nóng mà phải nghiên cứu nghiêm túc để tìm biện pháp khắc phục.

Tạp chí Chăn nuôi số 3 - 2007 đã đăng tải công trình nghiên cứu "ảnh hưởng của cải tiến khí hậu chuồng nuôi đến khả năng sinh sản và sản xuất sữa của bò Holstein Friesian (úc) nuôi tại ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Nguyễn Hữu Hoài Phú (Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh). Đây là một trong số rất hiếm các công trình nghiên cứu stress nóng ở nước ta, rất thú vị. Tác giả đã trình bày tác động tiêu cực của stress nóng đối với bò cái vắt sữa, và nêu ra biện pháp xử lý stress phù hợp và có lợi đối với người chăn nuôi bò sữa.

Để minh họa thêm kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hoài Phú, tạp chí Chăn nuôi giới thiệu tóm tắt một số công trình nghiên cứu đã tiến hành ở nước ngoài về ảnh hưởng thời tiết khí hậu đối với bò cái vắt sữa (chủ yếu là thời tiết nóng).

 

a) Nghiên cứu năng suất sữa bò của bò cái vắt sũa Holstein ở nhiệt độ môi trường cao (tiến hành ở Nhật Bản)

 

Đây là công trình nghiên cứu cơ bản tiến hành ở Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp vùng Kyushu Okinawa. Vùng Tây Nam Nhật Bản nuôi bò sữa, nhiệt độ bình quân mùa hè 280C.

4 con bò cái vắt sữa Holstein, 4 - 5 tuổi đang vắt sữa ở cuối tháng vắt sữa thứ hai được nuôi nhốt riêng từng con trong buồng trao đổi hô hấp ở 2 chế độ nhiệt 180C - độ ẩm 60% và 280C - độ ẩm 60%. Thời gian thí nghiệm 13 ngày, trong đó 8 ngày để đàn bò thích ứng với chế độ buồng trao đổi hô hấp 5 ngày quan trắc thu nhập số liệu. Bò ăn thức ăn hỗn hợp phối chế đầy đủ (TMR) có thành phần dinh dưỡng như sau (%):

Tổng số chất dinh dưỡng tiêu hóa 73,4

Protein thô 14,6

Chất béo 3,4

Xơ thô 17,8

Tro 7,2

Chất xơ hòa tan trong môi trường axít 20,1

Chất xơ hòa tan trong môi trường trung tính 35,1

Thân nhiệt của nhóm bò ở chế độ 280C cao hơn, lượng vật chất khô ăn được và năng suất sữa của nhóm bò này thấp hơn nhóm bò ở chế độ 180C (bảng 1).

Bảng 1:


180C

280C

Khối lượng bò cái sữa (kg)

620

607

Vật chất khô ăn được (kg/ngày)

19,3

15,6

Lượng sữa ngày (kg)

36,3

31,7

Lượng sữa quy đổi 4% bơ (kg)

35,4

32,9

Thân nhiệt

38,6

39,3

Năng lượng thô, năng lượng tiêu hóa, năng lượng trao đổi của nhóm bò ở chế độ 280C so với nhóm ở chế độ 180C thấp đáng kể. Protein thô và protein tiêu hóa ở nhóm bò này cũng thấp hơn nhóm bò ở chế độ 180C (bảng 2).

Bảng 2:


180C

280C

Năng lượng hấp thu (Mcal/ngày)



Năng lượng thô

85,4

69,1

Năng lượng tiêu hoá

56,2

46,6

Năng lượng trao đổi

50,2

41,5

Protein hấp thu (g/ngày)

 


 


Protein thô

2923

2356

Protein tiêu hoá

1805

1501

Tình trạng dinh dưỡng về năng lượng và protein của nhóm bò 280C thấp hơn nhóm bò 180C là nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất sữa.

 

b) Nghiên cứu tác động của stress nóng đối với lượng thức ăn ăn được và năng suất sữa của bò cái vắt sữa Holstein (tiến hành ở Hàn Quốc)

120 bò cái sữa Holstein nuôi trong chuồng không có tường bao trong thời gian 70 ngày của mùa hè nóng. Những ngày trời dịu (nhiệt độ bình quân 250C; Chỉ số THI 74) quan sát thấy lượng thức ăn ăn được giảm ngay trong ngày đó. Những ngày nóng hơn (chỉ số THI trên 75), lượng thức ăn ăn được giảm sau đó 1 ngày và lượng sữa giảm 2 ngày sau đó. Năng suất sữa ở đầu chu kỳ vắt sữa bị ảnh hưởng của stress nóng lớn hơn ở giữa chu kỳ và cuối chu kỳ cho sữa. Tác động xấu đối với lượng thức ăn ăn được và năng suất sữa liên quan chặt chẽ với chỉ số THI (chỉ số THI là chỉ số nhiệt độ với độ ẩm môi trường). Khi chỉ số THI lớn hơn 75 lượng vật chất khô bò ăn được giảm.

c) Tác động của thời tiết khí hậu đội với lượng thức ăn ăn được và năng xuất sữa của bò cái vắt sữa (hợp tác nghiên cứu giữa Tân Tây Lan và Nhật Bản)

16 bò cái vắt sữa Holstein bố trí thử nghiệm thời gian 2 năm ở một trại chăn nuôi bò sữa Tân Tây Lan. Thức ăn của bò sữa gồm có cỏ Lolium multiflorum, cây yến mạch, cỏ khô medicagosativa và thức ăn tinh. Dưới đây là kết quả nghiên cứu:

Lượng thức ăn ăn được so với định mức (%) (Định mức của Bộ Nông lâm ngư Nhật Bản)

 


Vật chất khô

Tổng số chất dinh dưỡng tiêu hoá

Protein tiêu hoá

Mùa hè (tháng 6-tháng 8)

80,8

84,1

108,8

Mùa thu (tháng 9-tháng 12)

98,4

89,7

109,8

Mùa đông (tháng 12-tháng 2)

95,6

86,1

109,5

Mùa xuân (tháng 3-tháng 5)

101,1

92,8

119,8

Số liệu nghiên cứu cho thấy mùa hè trời nóng bò ăn không đủ vật chất khô và tổng số chất dinh dưỡng tiêu hóa so với định mức cho nên:

Năng suất sữa mùa hè, mùa đông giảm 2,7 - 6,7%.

Trái lại mùa xuân, mùa thu khí hậu trời mát mẻ bò ăn được nhiều thức ăn nên:

Năng suất sữa mùa thu, mùa xuân tăng 5,6 - 7,4%.

Từ tháng 6 đến tháng 9 là mùa nóng, nếu quạt liên tục 24 giờ thì lượng vật chất khô bò ăn được sẽ đạt trên 90% so với định mức.

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Hoài Phú bò cái vắt sữa không được xử lý stress nóng năng suất sữa bình quân ngày 13,85 kg, còn bò cái được xử lý stress nóng năng suất sữa bình quân ngày 14,5 kg.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hoài Phú phù hợp với 3 kết quả nghiên cứu ở nước ngoài giới thiệu ở trên (a, b, c)

Từ các công trình nghiên cứu rút ra được nhận định, khi bị stress nóng bò ít ăn là nguyên nhân làm giảm năng suất sữa.

Trời quá lạnh bò ăn nhiều, còn trời quá nóng bò giảm ăn, hình như đây cũng là quy luật tất yếu về mối quan hệ giữa con vật với môi trường. Đây là một đặc điểm sinh lý tiêu hóa súc vật nhai lại quy định. Trong quá trình tiêu hóa của dạ cỏ 20% năng lượng tiêu hóa bị tiêu hao dưới dạng nhiệt (nhiệt gia tăng) và CH4. Khi bị stress nóng bò tăng nhịp thở để thoát nhiệt, nhưng nếu con đường thoát nhiệt đó không đủ, tự nhiên phải giảm ăn để giảm nhiệt gia tăng. Khi bị stress lạnh, bộ lông không đủ dày để chống rét nên phải ăn nhiều hơn để tăng thêm nhiệt cho cơ thể.

Từ các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng thời tiết đối với bò cái vắt sữa có thể khẳng định, các trại chăn nuôi bò sữa ở ngoại đô nước ta muốn đạt hiệu quả lâu bền thì nhất thiết phải chống nóng cho chúng.

Biện pháp chống nóng cho bò cái vắt sữa đã được trình bày trong thí nghiệm của Nguyễn Hữu Hoài Phú. Với các thiết bị cải tạo chuồng nuôi mà Nguyễn Hữu Hoài Phú đã sử dụng, buổi sáng chỉ số THI là 72,22, buổi chiều 73, 86 trừ buổi trưa lúc trời nóng gay gắt, chỉ số THI mới nhích lên 75, 64. Thiết bị và giải pháp chống stress nóng cho bò cái vắt sữa của Nguyễn Hữu Hoài Phú như vậy là có hiệu quả. Theo các tài liệu nghiên cứu nước ngoài khi chỉ số THI dưới 74, bò cái vắt sữa chưa bị tác động của stress nóng.

Giải pháp xử lý stress nóng của Nguyễn Hữu Hoài Phú bước đầu thích hợp với các cơ sở chăn nuôi bò sữa quy mô lớn, nuôi nhốt. Nhưng, ở Việt Nam còn rất nhiều cơ sở chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ (5 - 7 con), ở những cơ sở này biện pháp chống nóng phù hợp nhất là xây dựng hệ thống cây xanh xung quanh chuồng nuôi kết hợp với quạt. Giải pháp cây bóng mát không chỉ phù hợp cho trại nuôi bò sữa quy mô nhỏ mà cũng còn cần thiết đối với những trại quy mô lớn, có thiết bị điều hòa khí hậu chuồng nuôi.

Giải pháp chống nóng đồng bộ là vấn đề quan trọng mà có lẽ các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu cần đặc biệt quan tâm để tạo thế bền vững cho chăn nuôi bò sữa vùng ngoại đô.

Để tạo ra 1 lít sữa con bò sữa phải chuyển tải đến bầu vú 450 lít máu của nó, quá trình sản xuất sữa là quá trình vô cùng căng thẳng đối với bò cái vắt sữa. Nếu được chăm chút chi li, tạo mọi điều kiện tối ưu cho nó thì con bò sữa sẽ không phụ lòng người chăn nuôi bò.


Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác