Nội bộ

Phát triển bò sữa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

( Dairy Việt Nam ) - Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2012 của Huyện ủy Đơn Dương đã đề ra năm chương trình trọng tâm trong đó có nhiệm vụ trọng tâm “Tiếp tục thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao với mục tiêu tập trung phát triển chiều sâu, nâng tổng đàn và mở rộng địa bàn chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Huyện”.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị đặc biệt là sự cần cù trong lao động của nhân dân huyện nhà, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đi vào chiều sâu; các mô hình kỹ thuật và công nghệ mới được nhân dân ứng dụng ngày càng nhiều.

 

    Kế hoạch phát triển đàn bò sữa theo hướng quy mô tăng đàn được đẩy nhanh cả ở khu vực chăn nuôi tập trung và hộ gia đình.Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2012 tổng đàn bò sữa trên địa bàn huyện Đơn Dương đã đạt trên 4.000 con tập trung chủ yếu ở các xã Tu Tra, Đạ Ròn và thị trấn Thạnh Mỹ. Các xã lân cận chăn nuôi bò sữa cũng đang hình thành và phát triển như xã Quảng lập, Thị trấn Dran.  

   

    Đặc biệt, đàn bò sữa trên địa bàn huyện đã bắt đầu phát triển trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, trên địa bàn xã Đạ Ròn đã có10 hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số chăn nuôi bò sữa. Bình quân mỗi hộ nuôi từ 2-4 con. Đặc biệt có hộ ông Ka Úk đã nuôi bò sữa được 2 năm, hiện nay ông đang nuôi 5 con, có 2 con đang cho khai thác sữa, ông cho biết bình quân mỗi ngày một con cho khoảng 22-24 lít sữa tươi, trong thời gian khai thác sữa bình quân mỗi ngày ông có thu nhập khoảng 300.000 đồng.

 

     Ông Ka Lan đã có thâm niên nuôi bò sữa trên 6 năm, hiện nay ông đang nuôi 7 con bò sữa, trong đó có 4 con đang cho khai thác sữa. Khi được hỏi đàn bò nhà ông nuôi những năm qua đã sinh sản được bao nhiêu con, ông cho biết là mình có duyên với nghề chăn nuôi bò sữa nên đàn bò sữa nhà ông những năm qua sinh sản 17con thì đã có đến 16 con bê cái và 1 bê đực mặc dù ông cho phối tinh bình thường chứ không phải tinh giới tính, Ông còn cho biết thêm bê cái mới đẻ giá bán 12 triệu đồng/con, nếu nuôi 4tháng thì giá bán là 25 triệu đồng.  

 

   Qua khảo sát thực tế những hộ đồng bào thiểu số chăn nuôi bò sữa ở xã Đạ Ròn thì được biết đa số họ tự bỏ vốn để phát triển chăn nuôi, chuồng trại đã được xây bằng xi măng, cơ bản đáp ứng cho sinh trưởng phát triển của bò sữa, đã có 20% hộ đồng bào ứng dụng máy vắt sữa.  

   

    Kiến thức kỹ thuật áp dụng vào chăn nuôi bò sữa thông qua các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đặc biệt là sự hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và theo dõi bệnh tật cho đàn bò sữa của cán bộ khuyến nông cơ sở Đạ Ròn Bùi mạnh Tuấn, các hộ chăn nuôi bò sữa ở đây rất tin tưởng và quý mến anh từ sự nhiệt tình của anh và cả trình độ tay nghề trong chăn nuôi, chăm sóc, phòng bệnh cũng như công tác phối giống cho bò. Các hộ chăn nuôi bò sữa ở đây có thu nhập ổn định và ai cũng muốn mở rộng quy mô chăn nuôi bò sữa.

 

   Chăn nuôi bò sữa đang phát triển trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng quy mô tăng hộ và quy mô tăng đàn còn chậm phát triển so với nhu cầu bà con ở đây. Qua tìm hiểu nguyên nhân thì được biết, kỹ thuật chăn nuôi bò không quá khó đối với họ, nhất là hiện nay mạng lưới khuyến nông, thú y cơ sở là những người hướng dẫn trực tiếp, địa bàn huyện đã có truyền thống chăn nuôi bò sữa nên có thể học hỏi nhau, thị trường tiêu thụ sữa ổn định thông qua 2 công ty Vinamilk và Đalatmilk, cái khó nhất vẫn là vốn để đầu tư ban đầu cho con giống, chuồng trại, máy vắt sữa

 

   . Do vậy, cần có nguồn vốn vay ưu tiên để phát triển công nghệ cao nói chung và lĩnh vực chăn nuôi bò sữa nói riêng để góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển đàn bò sữa huyện nhà đề ra.

Nguồn: lamdong.gov.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác