Mục đích của thí nghiệm này là để điều tra nghiên cứu ảnh hưởng của các khẩu phần ăn được bổ sung mỡ lợn hoặc mỡ prilled (CoralacR) đến năng suất sữa, cấu thành huyết tương và các đặc điểm đặc trưng dạ cỏ của bò cái Holstein ở miền khí hậu ấm
(Dairy Vietnam) Chúng tôi đã giới thiệu nguyên lý sử dụng và các đơn vị đo lường giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho bò sữa; lần này, trình bày/xác định các loại nhu cầu dinh dưỡng để bò sữa sống và sản sinh ra sữa, theo đơn vị? thức ăn tiết sữa (UFL) và đạm tiêu hoá trong ruột (PDI).
Các kết quả nghiên cứu đã công bố về thức ăn, dinh dưỡng và nuôi dưỡng bê con, bò sữa ít hơn so với các nghiên cứu về lai tạo giống và đánh giá năng suất các nhóm giống. Trong lĩnh vực nghiên cứu về đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn, đã phân tích hầu hết các loại thức ăn cho trâu bò ở cả 2 miền Nam, Bắc theo phương pháp Weende và phương pháp phân tích cấu trúc tế bào thực vật của Van Soest. Xác định tỷ lệ tiêu hoá thức ăn theo phương pháp enzyme cellulose và trên cừu. Đã xác định giá trị năng lượng ME theo hệ thống ARC- Anh (Đinh Văn Cải và ctv, 2002) và giá trị năng lượng UFL theo hệ thống INRA- Pháp (Vũ Chí Cương, 2002). Xây dựng bảng Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho trâu bò phục vụ cho xây dựng khẩu phần ăn khoa học và chính xác hơn.
Hệ thống trị dinh dưỡng hiện hành cho gia súc nhai lại ở nước ta biểu thị giá trị năng lượng bằng đơn vị thức ăn trên cơ sở năng lượng trao đổi và giá trị protein theo hàm lượng protein thô hay protein tiêu hoá. Một hệ thống như vậy không tính đến vai trò tích cực của vi sinh vặt dạ cỏ cũng như nhu cầu và khả năng tối đa của chúng đối với dinh dưỡng của loài nhai lại. Cho nên, hệ thống dinh dưỡng dựa vào giá trị protein thô hay protein tiêu hoá đối với động vật nhai lại sẽ không chính xác.
Một số loại nấm mốc trong thức ăn động vật là một vấn đề định kỳ cho người sản xuất chăn nuôi, mặc dù có nhiều khuôn mẫu hoàn toàn có lợi cho sức khỏe của con người.