Kinh tế - Thị trường

Phát triển giống bò sữa ở Việt Nam

Dairy Việt Nam - Giống bò sữa ở Việt Nam - hiện trạng và giải pháp

 

Phần I: Đặt vấn đề

 

Việt Nam bắt đầu lai tạo bò sữa từ những năm 1959-1960 tại nông trường Ba Vì. Giống bò sữa đầu tiên là Lang trắng đen được nhập từ Trung Quốc, sau đó là nhập Holstein Friesian (HF) từ Cu Ba. Công tác nhân thuần và lai tạo được tiến hành tại các cơ quan nghiên cứu và nông trường quốc doanh tại Ba Vì và Mộc Châu. Sau ngày giải phóng Miền Nam, một số bò thuần HF từ Mộc Châu chuyển vào Đức Trọng. Trong thời kì bao cấp, số lượng và chất lượng đàn bò thuần và lai HF có chiều hướng đi xuống. Những năm đầu của thời kì đổi mới, một số bò thuần HF được chuyển về các trại tư nhân.

 

Từ 1986 công tác lai tạo bò sữa phát triển mạnh ở TP. Hồ Chí Minh. Số lượng bò lai HFvà số hộ nuôi bò lai sữa tăng nhanh. Năm 1990 Thành phố có khoảng 5000 con và đến 1994 lên 10400 con. Vào năm 2000, tổng đàn bò sữa cả nước gần 35 ngàn con, có hơn 17 ngàn cái sinh sản. Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận chiếm khoảng 31 ngàn con. Trên 90% số bò sữa nuôi trong hộ dân. Bình quân 4-5 con/hộ. Tập trung ở vùng ven đô thị, thành phố lớn. Trong 10 năm, từ 1990 đến năm 2000, tốc độ tăng đàn bò sữa ở nước ta đạt trung bình 12% mỗi năm, cao gấp 2 lần so với heo và gà. Nuôi bò sữa nông hộ đã trở thành phổ biến tại các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Tiền Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc...

 

Nuôi bò sữa nông hộ đã cho thấy tính hiệu quả và bền vững, đặc biệt là đối với những vùng thuần nông: năng suất cây trồng thấp. So với heo và gà. thì nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế caa và ổn định hơn. Rất nhiều nông dân có nguyện vọng muốn được học tập và đầu tư vào nuôi bò sữa. Đến nay nhiều tỉnh trong cả nước đã xây dựng dự án phát triển bò sữa. Nhà nước có hẳn một chương trình phát triển ngành sữa với mục tiêu đến năm 2010 tiêu thụ sữa đầu người ở nước ta tăng lên 10kg. Để tự túc được 25% nhu cầu sữa vào năm 2010 (10kg/người) thì phải nâng tổng số (đàn bò sữa từ 35000 con như hiện nay lên 200 ngàn con vào năm 2010 (tăng gấp 6 lần). Kế hoạch đến năm 2020 nâng tổng đàn lên 600 ngàn con. Để thực hiện được mục tiêu trên, cản trở lớn nhất là con giống bò sữa. Chưa khi nào công tác giống hò sữa ở nước ta lại sôi động như hiện nay, nhưng chương trình giống bò sữa Việt nam sẽ đi theo hướng nào?

 

Phần 2: Nội Dung

 

Hiện trạng chăn nuôi bò sữa ở Việt nam

 

Nhu cầu sữa tăng mạnh nhưng sản xuất sữa tươi trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu Sau những năm đổi mới đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, nhu cầu của người dân tiêu dùng sữa và các sản phẩm từ sữa tăng đáng kể. Tiêu thụ sữa đầu người/năm ở nước ta vào năm 1980 là 0,7kg; năm 1990 là 1,4kg; năm 2000 ước tính 6kg. Nếu so sánh với một số nước lân cận của khu vực thì tiêu thụ sữa trên đầu người của ta chỉ cao hơn Lào, Campuchia, Indonexia và thấp hơn rất nhiều so với một số nước có truyền thống sử dụng sữa như Pakistan, ấn Độ. Theo ASIA, năm 1993, tiêu thụ sữa trên đầu người ở Pakistan: 130kg; ấn Độ: 70kg; Malaysia vào năm 2000 ước đạt 45kg. Theo các số liệu thống kê thì sữa tươi sản xuất ra từ đàn bò trong nước vào năm 1990 ước đạt 17 ngàn tấn, năm 2000 ước đạt 52 ngàn tấn, trong khi đó lượng sữa tiêu thụ năm 2000 quy về dạng sữa nước khoảng 450 ngàn tấn.

 

Như vậy sản xuất sữa trong nước mới chỉ đáp ứng một tỷ lệ rất nhỏ, nhu cầu còn lại phải nhập dưới nhiều dạng mà chủ yếu là sữa bột khử bơ. Nhập khẩu sữa bột trong thời gian qua tăng 25% mỗi năm. Hàng năm, hàng trăm triệu dola cho nhập khẩu sữa. Năm 2001 nhập khẩu khoảng 200 triệu USD sữa bột. Theo báo cáo gần đây (1/2002) của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, so với năm 1999 thì năm 2001 mức tiêu thụ sữa trên đầu người của ta đã tăng gấp 14,8 lần (ước 7kg/người). Vào thời điểm năm 2000, sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới đáp ứng 10%, còn lại 90% phải nhập khẩu. Năm 2000 tổng các sản phẩm sữa nhập bằng con đường chính ngạch quy ra sữa tươi tương đương với 400-450 ngàn tấn.

 

Đặc điểm chăn nuôi bò sữa ở nước ta

 

Về cơ cấu giống Bò HF thuần chỉ chiếm 5-6% tồng đàn, nuôi tập trung ở hai cơ sở giống tại cao nguyên Mộc Châu và Lâm Đồng. Công ty giống bò sữa Mộc Châu có 1800 con trong đó có 900 cái sinh sản. Ngày 28/12/2001 nhập từ Mỹ về thêm 50 con. Công ty giống bò sữa Lâm Đồng có 100 con, mới nhập thêm từ Mỹ 30 con. Đàn bò lai (phối tinh đực HF cho bò cái lai Zebu) với mức máu HF khác nhau (từ 50% - 87,5% HF) chiếm 94-95% tổng đàn. Đàn bò lai HF nuôi trong nông hộ và một số cơ sở chăn nuôi của các đơn vị nghiên cứu và xí nghiệp của nhà nước như: Trung tâm bò sữa Ba Vì 500 bò lai HF: Công ty bò sữa TP. Hồ Chí Minh 300 con, Xí nghiệp giống bò sữa Phù Đổng 250 con. Xí nghiệp bò sữa An phước 200 con, Trung tâm Huấn luyện bò sữa Bình Dương, Trại giống Cầu Diễn. Năng suất sữa: Trước đây bò sữa được nuôi trong các trại giống của nhà nước, việc ghi chép được thực hiện bởi các cán bộ kĩ thuật. Số liệu ghi chép đầy đủ và có hệ thống nên việc đánh giá các chỉ tiêu sản xuất như sản lượng sữa, sinh sản của bò cái, sinh trưởng của bê và bò tơ... có độ tin cậy cao.

 

Theo báo cáo của Nguyễn Quốc Đạt và cộng tác khi theo dõi trên 23 trại chăn nuôi bò sữa ở TP. Hồ Chí Minh từ 1994-1998. Đây là những trang trại thuộc loại lớn nhất ở TP. Hồ Chí Minh về quy mô đầu con, có kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa trên 10 năm, điều kiện cơ sở vật chất, chuồng trại khá tốt, đảm bảo ổn định nguồn thức ăn cho bò sữa quanh năm, bò cái có lứa vắt sữa từ thứ 3 trở lên. Kết quả cho thấy: Trung bình sản lượng sữa thực tế của các phẩm giống bò lai F1, F2 và F3 là 3650 kg, trong đó sản lượng sữa của bò lai F1 là 3671 kg, của bò lai F2 là 3858 kg và của bò lai F3 là 3457. Như vậy sản lượng sữa thực tế của bò lai F2 là cao nhất, tiếp đến là bò lai F1 và thấp nhất là bò lai F3. Khoảng cách lứa đẻ từ 440 - 460ngày. Công tác quản lý giống Chỉ những bò sữa trong trại giống của nhà nước, các cơ sở phục vụ nghiên cứu khoa học mới có sổ theo dõi cá thể để quản lí giống.

 

Tất cả bò cái nuôi trong nông hộ quy mô nhỏ không có sổ ghi chép vì vậy không quản lí được giống và gia phả của mỗi bò cái. Một điều tra giống bò sữa của Thành phố Hồ Chí Minh từ 1996-1999 cho biết: Tinh bò đực HF nhập từ nhiều nguồn (từ 9-10 nước khác nhau trên thế giới). Nhà nước không quản lí hết được các nguồn tinh nhập và sử dụng trên thị trường. Tinh của nhiều bò đực có tiềm năng cho sữa thấp. Trên 70% số bò cái được gieo tinh mà không có ghi chép nguồn tinh sử dụng. Tình hình ở các địa phương khác còn tồi tệ hơn, kết quả là đàn bò cái được lai tạo thiếu kiểm soát, chất lượng con giống có nguy cơ giảm thấp. Biểu hiện ra ngoài là bò khó nuôi, bị bệnh tật nhiều, nhất là bệnh về sinh sản như chậm sinh, vô sinh, bệnh về chân, móng và bệnh viêm vú.

 

Những năm gần đây các tỉnh có nhu cầu lớn về giống bò sữa vì vậy thị trường ngày càng khan hiếm giống bò sữa. Giá bò sữa vượt xa giá trị thực. Một bò tơ giao bán 15 triệu và một bò vắt sữa năng suất 4500kg/chu kì giao bán tới 22 triệu đồng (thời điểm cuối 2001). Để thực hiện chương trình giống bò sữa, ngày 29/12/2001 chúng ta đã nhập tổng số 192 con bò giống thuần HF và Jersey từ Mỹ. Sau khi nuôi tân đáo tại Ba Vì đã đưa về Mộc Châu 49 con HF; Lâm Đồng 29 con HF; Ba Vì 21 bò HF và 25 bò Jersey. Công ty nghiên cứu và phát triển ĐTPT Tây Nguyên 60 bò Jersey.Trung tâm Moncada 7 bò đực giống HF và 2 bò đực giống Jersey. Sau 6 tháng nuôi tại Việt nam đã có 19 con chết (chiếm 10%), bò cái cho sữa trung bình 22-23kg/ngày. Thực hiện quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc:

 

Một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kì 2001- 2010

 

Các tỉnh đã nhập bò HF thuần từ úc với mục đích sản xuất sữa. Đợt đầu (l3/3/2002) công ty NOVICO nhập 778 con cho Công ty bò sữa TP. Hồ Chí Minh 300 con; Công ty nông sản thực phẩm An Giang 198 con; Nông trường sông Hậu 100 con; Công ty mía đường Lam Sơn 45 con; Liên hiệp HTX bò sữa Gia Định 45 con... Sau 3 tháng nuôi (tính cả thời gian nuôi tân đáo) đã chết và loại thải 26 con. Đợt 2 (18/5/2002) công ty NOVICO nhập 714 con cho tỉnh Tuyên Quang (có 5 bò đực giống; 281 con bê 11 - 14 tháng tuổi: 309 bò tơ 15 - 18 tháng tuổi và 119 bò có thai từ 3 - 5 tháng). Sau gần 2 tháng nuôi tân đáo tại 4 cơ sở quốc doanh và 1 cơ sở tư nhân có 5 con chết do viêm phổi và nhiễm trùng máu, 13 con bị sảy thai. Kế hoạch từ tháng 8-12/2002 công ty NOVICO sẽ tiếp tục nhập khoảng 2400 con cho Thành phố Hồ Chí Minh (500 con): Lâm Đồng (100 con); Bình Đinh (100 con); Bà Rịa Vũng tàu (100 con); Sơn La (750 con); Vĩnh Phúc (100 con); Hà Nam (150 con); Hà Tây (100 con); Nghệ An (100 con) và Nông Việt (400 con). Đợt 3 với số lượng 1200 con dự kiến sẽ về nước vào ngày 18/8/2002.

 

Nhìn chung các đợt nhập bò sữa có nhiều vấn đề phát sinh cần phải rút kinh nghiệm. Đợt nhập 192 bò giống từ Mỹ, việc chuẩn bị rất chu đáo nhưng vẫn còn vướng mắc về kĩ thuật, đặc biệt về thú y Hai đợt nhập bò HF úc vừa qua cũng khơi dậy nhiều tranh luận về chất lượng con giống và nhiều vấn đề thuộc về kĩ thuật, quản lí khác. Xin trích một đoạn trả lời phỏng vấn của ông Lê Bá Lịch, Phó Cục trưởng Cục khuyến nông khuyến lâm trên báo Nông nghiệp ngày 26/7/2002 như sau: "Vẫn và sẽ tiếp tục nhập bò ngoại, nhất là bò sữa của úc. Nhưng để đảm bảo thắng lợi tránh rủi ro và tổn thương trong chăn nuôi bò sữa. Bộ yêu cầu các địa phương chưa có tập quán và kinh nghiệm nuôi bò sữa, lần đầu chỉ nên nhập số lượng ít, khoảng 100-200 con. Sau khi nuôi thử, thấy phù hợp và có kết quả tốt mới quyết định nhập tiếp về nuôi". Thức ăn cho bò sữa Sự gia tăng nguồn thức ăn và đồng cỏ không tương xứng với tốc độ tăng đàn bò sữa. Thức ăn cho bò sữa mà đặc biệt là thức ăn thô xanh không đủ về số lượng, kém về chất lượng. Việc phát triển đồng cỏ làm thức ăn cho bò sữa hiện nay rất khó khăn. Vùng tập trung chăn nuôi bò như các thành phố lớn, thị xã thì giá đất đai là trở ngại lớn nhất để người chăn nuôi dành đất để trồng cỏ nuôi bò. Vùng còn qũy đất thì chưa hội đủ điều kiện để phát triển đàn bò sữa. Có những vùng nuôi bò dựa chủ yếu vào nguồn cỏ ở bãi chăn thả chất lượng kém và không an toàn cho sức khỏe bò sữa do ảnh hưởng của chất hoá học sử dụng để diệt cỏ, diệt côn trùng các loại hoặc chất thải độc hại của các nhà máy công nghiệp. Ước tính lượng cỏ xanh tự nhiên và cỏ trồng hiện nay mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thức ăn thô xanh của đàn bò sữa. Những tháng mùa khô cỏ xanh thiếu trầm trọng, ngay cả rơm rạ cũng không đủ. Nguồn thức ăn thô dự trữ chủ yếu là rơm rạ có giá trị dinh dưỡng thấp.

 

Thiếu thức ăn thô, người chăn nuôi phải tăng thức ăn tinh như cám, bắp và tăng sử dụng phụ phẩm khác như hèm bia, bã đậu nành, bã củ sắn để nuôi bò. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất sữa thấp, chất lượng sữa kém, bò dễ mắc bệnh về sinh sản, chân móng dẫn đến phải loại thải sớm.. Giá thành sản xuất sữa Mặc dù có một thị trường nội địa to lớn, nhưng sản xuất sữa ở Việt nam cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Đó là giá thành sản xuất sữa của ta còn cao. Giá sữa tươi hiện nay các công ty Vinamilk và Foremost mua "nóng" tại trạm thu mua khoảng 0,223 USD/kg. Nếu tính cả chi phí sau làm lạnh thì ước tính khoảng 0.27 USD/kg, cao hơn Nga, Hung, Ba Lan (0,23 USD/KG sữa lạnh), New Zealand: úc, ấn Độ 0,15 - 0,17 USD/kg. Đó là giá thu mua, còn giá thành sản xuất theo ước tính của chúng tôi từ 2200đ đến 2800đ/kg tùy từng khu vực và điều kiện cụ thể mỗi nông hộ.

 

Người tự lai tạo được bò vắt sữa không phải mua giống thì chi phí sản xuất giảm đáng kể. Giá thành sản xuất sữa cao trước hết là do giá thức ăn tinh cho bò sữa cao và giá bò giống cao. Đối với bò sinh sản cho sữa, chi phí thức ăn tinh chiếm khoảng 50% tổng chi phí thức ăn. Giảm chi phí thức ăn tinh có ý nghĩa lớn đến giảm giá thành sản xuất sữa. ở các nước, giá 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp bằng 50% giá 1kg sữa (một lít sữa mua được 2kg cám hỗn hợp), trong khi ở Việt nam giá thức ăn tinh bằng 71% giá 1 kg sữa (2400đ/3350đ = 71,6%, một lít sữa mua được 1,4kg cám hỗn hợp). Một lí do nữa dẫn đến giá thành sản xuất cao là khấu hao giống bò trên 1 kg sữa cao. Giống bò của ta tự lai tạo, phẩm chất không đồng đều, không được chọn lọc nên nhiều con năng suất và chất lượng rất kém, trong khi giá bò giống lại rất cao. Vào thời điểm hiện nay (2002), một bò giống có sản lượng sữa 3300kg/chu kì có giá khoảng 18 triệu đồng. Điều này dẫn đến khấu hao con giống cho một lứa sữa từ 2,8 triệu đồng (nếu khai thác được 5 lứa) đến 3,5 triệu đồng (nếu chỉ 4 lứa, như vậy hơn 1000đ khấu hao giống cho 1kg sữa). Thông thường thì chi phí thức ăn chiếm khoảng 65-70% chi phí sản xuất sữa. Nhưng khi giá bò giống cao bất thường như hiện nay thì chi phí con giống tăng vọt, chiếm 25% chi phí sản xuất sữa, vì vậy tỷ trọng chi phí thức ăn giảm tương đối còn 50% tổng chi phí sản xuất sữa.

 

Theo tính toán của chúng tôi, nếu tính đủ chi phí và một con bò sữa có chỉ tiêu sản xuất trung bình như chỉ ra ở bảng 4 (phụ lục) thì người nuôi bò sữa không có lời. Thu nhập của họ ước trên 3 triệu đồng/con/năm nhờ tiết kiệm chi phí thức ăn thô (tự sản xuất) và công chăm sóc nuôi dưỡng. Theo cách tính ở trên một con bò HF úc giá mua 20 triệu đồng, nếu khai thác được 4 lứa, mỗi lứa 4000kg, khoảng cách lứa đẻ 420 ngày, chi phí thú y 200 ngàn đồng/lứa thì người nuôi hoà vốn. Giá bò rẻ hơn, sữa nhiều hơn, chi phí thú y ít hơn thì người nuôi có lời, ngược lại thì lỗ. Người chăn nuôi cần cân nhắc kĩ khi quyết định nuôi bò HF thuần nhập từ úc. Người nông dân thiếu vốn thiếu kiên thức và kỹ năng để nuôi bò sữa. Hiện nay chỉ có số ít người có tiền và có kiến thức để đầu tư vào bò sữa như một nghề kinh doanh thực thụ. Phần đông người nuôi bò sữa là dân nghèo, ít vốn, không có kinh nghiệm kinh doanh. Nhiều người nông dân nhỏ khởi sự nuôi bò sữa mà không được chuẩn bị kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp. Hầu hết người dân nuôi bò ít có cơ hội được học tập nâng cao kiến thức và kĩ năng để nuôi bò sữa theo khoa học. Thời gian qua, việc lai tạo bò sữa từ đàn bò nền Lai Sind sẵn có tại các nông hộ làm cho giá bò giống rất rẻ, bò lai dễ nuôi, mặt khác người chăn nuôi có đất rộng trồng cỏ, thu cắt cỏ tự nhiên và tận dụng phụ phẩm nuôi bò vì vậy chi phí sản xuất thấp, lợi nhuận cao chưa kể khoản thu nhập từ công sức bỏ ra cho chăn nuôi không được hạch toán vào chi phí. Con bò sữa thực sự là cứu cánh cho những hộ thiếu việc làm, là con vật giúp xoá đói giảm nghèo cho bao gia đình. Bây giờ tình hình đã đổi khác nhưng cái nếp nghĩ con bò là giải pháp xoá đói giảm nghèo vẫn còn. Giá một con bò sữa tốt hiện nay trên dưới 20 triệu đồng thì không phải dành cho người nghèo. Nhà nước có cho họ vay vốn mua bò giống thì cũng không chắc đã giúp được họ giảm nghèo hay họ sẽ nghèo thêm vì khi không có kiến thức, không có kinh nghiệm sẽ bị thua lỗ, thất bại. Kiến thức và kinh nghiệm không phải chỉ đi tập huấn mấy ngày mà có được, phải có thời gian để tích lũy và hình thành kĩ năng thực sự.

 

Ông Lê Bá Lịch có lí khi nói "Giao bò (bò HF úc) cho các hộ nghèo là chủ chương đúng. Thế nhưng cũng cần phải nói thêm rằng, nuôi bò sữa rất khác so với nuôi bò thịt, bò cày. Nếu đã thiếu vốn, lại không có kiến thức thì nuôi con gà cũng chết chứ đừng nói gì đến việc nuôi bò sữa nhập ngoại" (Báo Nông nghiệp 26/7/2002 trang 8) Hiện tại và sắp tới, rất nhiều các chủ chăn nuôi bò sữa vẫn còn phải tiếp tục đối đầu với những khó khăn trên của họ. 2.2 Công tác nghiên cứu và lai tạo giống bò sữa từ 1970 đến nay Ngay từ những năm 1970 chúng ta đã nhất quán công tác giống bò sữa cho Việt Nam là thông qua con đường lai tạo. Các bước tiến hành như sau: Bước 1: Cải tạo bò Vàng Việt nam theo hướng Zebu hoá, phổ biến là sử dụng đực Sind hoặc tinh của nó để phối giống cho bò cái Vàng ta. Sau này có sử dụng thêm đực giống Sahiwal. Con lai từ đực Sind hay Sahiwal sau này gọi với tên thống nhất là Lai Sind. Một chương trình nhà nước trong nhiều năm qua cho mục đích này được biết đến là chương trình Sind hoá. Bước 2: Sử dụng bò đực hoặc tinh của bò đực Holstein Fnesian (viết tắt là HF, quen gọi là bò Hà Lan, hay bò Lang trắng đen) để phối giống cho đàn cái nền lai Sind tạo ra con lai đời 1 có 1/2 máu bò HF, gọi là F1 HF. Điểm nổi bật của con lai F1 HF này là năng suất sữa có thể đạt 2500- 3000kg/chu kì 300 ngày, sinh sản tốt, thích nghi rộng với nhiều vùng khí hậu nóng ẩm, dễ nuôi, yêu cầu đầu tư kĩ thuật và quản lí thấp. Vì kết quả này mà người ta muốn tiếp tục nâng cao hơn máu bò Hà Lan trong con lai, một lần nữa sử dụng tinh đực Hà Lan để phối cho cái F1 HF tạo ra con lai có 3/4 máu bò HF mà ta quen gọi là bò lai F2 HF. Thực tế cho thấy bò F2 chưa đáp ứng được mong muốn, bởi vì nếu cũng đầu tư nuôi dưỡng, kỹ thuật và quản lí như đối với bò F1 thì hiệu quả sản xuất không cao hơn bò F1! Về lí thuyết, con lai F1 HF sau mỗi bước lai ngược lại với đực HF thì tỷ lệ máu lai sind trong con lai giảm đi 1/2, trong thực tế những con lai máu HF cao khả năng thích nghi giảm, đi kèm với gia tăng các vấn đề về sinh sản. Kết quả nổi bật của công tác giống bò sữa trong vài chục năm qua là đã tạo ra đàn cái lai 3 máu sản xuất sữa (bò Vàng Việt nam, bò Red Sindhi và bò Holstein Friesian). Con lai F1 và F2 HF được nuôi rộng rãi ở những vùng nóng (Miền Đông Nam Bộ) và đóng góp đến 90% tổng sản lượng sữa sản xuất trong nước. Giờ đây sản xuất sữa không còn bó hẹp vào đàn bò thuần HF số lượng nhỏ và chỉ nuôi được ở vùng cao nguyên.

 

Đến nay, số đông các nhà nghiên cứu và các nhà chăn nuôi bò sữa đều đồng ý rằng sử dụng con lai F1 và F2 (máu HF từ 1/2 đến 3/4) để sản xuất sữa cho những vùng khí hậu nóng và ẩm của Việt Nam. Tuy vậy, làm thế nào để duy trì tỷ lệ máu trong con lai từ 1/2-3/4 qua các bước lai tiếp theo? Có thể nâng tiếp máu bò HF trong con lai lên F3 (7/8 HF) hay F4 (15/l6 HF)? Có thể nuôi được bò HF thuần ở vùng nóng ẩm của Việt Nam, khi trình độ chăn nuôi và đầu tư kĩ thuật của người nông dân đã tốt hơn?... Đây là những câu hỏi chưa có kết quả nghiên cứu và cũng chưa được thực tế chứng minh một cách thuyết phục. Một vài nghiên cứu về đánh giá đực giống HF và đực lai HF đã được tiến hành trong thời gian vừa qua.

 

Tuy nhiên do số lượng đàn bò cái của ta còn rất nhỏ bé, phương pháp chăn nuôi phân tán, quy mô đàn nhỏ, thiếu một hệ thống ghi chép cá thể và không có hệ thống quản lí giống quốc gia nên việc đánh giá giống sẽ không khả thi và tất nhiên là không thể tiến hành tốt được. Các chương trình cấp nhà nước 1980-1985; 1985 - 1990; 1990 - 1995; 1995-2000 về nghiên cứu và phát triển bò sữa đã được tặng giải thưởng cấp nhà nước năm 2000. Hiện nay đang tiến hành chương trình giống quốc gia năm 2001-2010, mà nội dung chủ yếu là lai tạo ra bò lai F1 và F2 HF. Như vậy nhìn chung các chương trình trên đều hướng tới việc lai tạo ra con lai F1 và F2 HF, chưa đặt mục tiêu xác định công thức lai tạo thích hợp cho mỗi khu vực khác nhau, chưa đặt trọng tâm vào quản lí giống, đánh giá giống để từng bước chọn tạo ra đàn bò sữa Việt nam. Các đơn vị, tổ chức chăn nuôi bò sữa do nhà nước quản lí như: Trung tâm sản xuất tinh Moncada, Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Công ty sữa Thảo Nguyên, Mộc Châu, nông trường bò sữa Đức Trọng, Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm chăn nuôi gia súc lớn Sông Bé (Bình Dương) và các xí nghiệp chăn nuôi bò sữa khác của nhà nước một thời gian dài lu mờ vai trò, nay đang được đầu tư trở lại.

 

Mục tiêu phát triển đàn bò sữa từ 2001-2010 Mục tiêu tổng quát của chính phủ Việt Nam là đạt được tổng đàn bò sữa 200 ngàn con vào năm 2010 và 600 ngàn con vào năm 2020. Sản lượng sữa sản xuất trong nước đạt 350 ngàn tấn vào năm 2010 và 1 triệu tấn vào năm 2020 (bảng 2) Bản 2. Kế hoạch sản xuất sữa đến 2020 Năm Mức tiêu thụ sữa kg/người Sữa sản xuất trong nước (%) Sản xuất lượng sữa (ngàn tấn) Đàn bò sữa (ngàn con) 2000 6,5 8,0 55 35 2005 9,0 21 165 100 2010 10,0 40 350 200 2020 12,0 90 1000 600 Để phát triển chăn nuôi bò sữa ở nước ta cần tiến hành đồng thời các yếu tố liên quan, có thể phân chúng thành 4 nhóm chính như sau: 1. Nhóm yếu tố kĩ thuật gồm: · Giống bò: Trước hết phải tạo được giống bò sữa năng suất cao (trên 3500 kg một năm-không phải 1 chu kì), chịu được điều kiện khí hậu nóng ẩm và thích nghi tốt với thức ăn thô chất lượng thấp. · Thức ăn: Giải quyết đủ cỏ xanh và thức ăn thô quanh năm cho bò sữa. Thức ăn thô, thức ăn tinh phải có chất lượng tốt và giá cả hợp lí · Quản lí của nông dân: Nông dân nuôi bò sữa là những người ít vốn, ít kiến thức và kĩ năng thực hành nuôi bò sữa theo khoa học. Cần đào tạo họ những kiến thức căn bản về quản lí kĩ thuật, quản lí sản xuất, quản lí sức khỏe gia súc... ·

 

Các dịch vụ kĩ thuật như gieo tinh nhân tạo, tiêm phòng, chữa bệnh bò sữa phải có sẵn và do nhà nước quản lí để nâng cao hiệu quả chăn nuôi. 2. Nhóm yếu tố tổ chức bao gồm · Các tổ chức và hoạt động hỗ trợ người chăn nuôi như: Câu lạc bộ, Hội chăn nuôi, HTX sản xuất sữa, các trạm thu mua, các cơ sở chế biến và tiêu thụ sữa · Các hoạt động tín dụng cung cấp nguồn vốn cho người chăn nuôi · Hoạt động huấn luyện, hoạt động khuyến nông và chuyển giao kĩ thuật phù hợp 3. Nhóm yếu tố chính sách của chính phủ · Các chương trình phát triển bò sữa · Chính sách về các hoạt động hỗ trợ cho nghiên cứu, khuyến nông, thuế đất, thuế nhập khẩu con giống và thiết bị chăn nuôi, cơ sở hạ tầng vùng chăn nuôi tập trung... · Chính sách đối với các nhà máy sữa về tỷ lệ sữa nhập và sữa tươi sản xuất trong nước · Chính sách khuyến khích tiêu thụ sữa (sữa học đường) · Thành lập cơ quan chuyên trách của nhà nước lo việc sản xuất và phát triển sữa 4. Nhóm yếu tố về kinh tế xã hội · Giá thành sản xuất sữa có quan hệ đến giá đất lập trại, giá bò giống, chi phí đầu vào, thu đầu ra và cuối cùng là lợi nhuận từ sản xuất sữa so với ngành sản xuất khác · Cơ sơ vật chất cho chăn nuôi như đất đai, nguồn vốn, lao động gia đình · Kiến thức và kĩ năng thực hành của người nông dân Thiếu 1 trong các yếu tố trên đều hạn chế đến kết quả của bất kì chương trình nào về phát triển bò sữa. Trong khuôn khổ bài viết này chỉ tập trung thảo luận một vài giải pháp chính về giống bò sữa, hiện đang được coi là khủng hoảng nhất hiện nay. 2.3.1 Giải pháp về lai tạo giống bò sữa Giống bò sữa nào cho Việt Nam? Tất cả các nước nhiệt đới nóng ẩm đều gặp khó khăn khi xác định con đường tạo giống bò sữa thích hợp cho nước mình (Williamson, G and Payne, W.J.A: 1978).

 

Những nước nóng nhưng khô như vùng Ai cập, Trung Đông, Florida (của Mỹ ) thì sử dụng phương pháp lai cấp tiến giữa bò HF với bò địa phương để tạo ra con lai tỷ lệ cao máu bò HF hoặc nuôi HF thuần (Mason, I.L and Buvanendran. V. 1982). Lai tạo và chọn lọc nghiêm ngặt trong một chương trình giống có định hướng trong nhiều thập niên liên tục và họ đã có được giống bò sữa HF của nước mình. Bò sữa của Israel là một thí dụ. Những nước nóng ẩm và đang phát triển như ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam... công tác lai tạo giống bò sữa vẫn còn đang bế tắc, chưa có nước nào thành công tạo ra giống bò sữa mới cho nước mình. Kinh nghiệm từ ấn độ trong cải tiến bằng giống ôn đới và ở Thai lan trong cải tiến giống địa phương bằng giống bò Red Danish đã cho thấy tỷ lệ chết và mắc bệnh cao, năng suất thấp ở những gia súc được cải tiến nhiều. Tỷ lệ máu bò Red Danish tối ưu trong trường hợp này là bằng hay dưới 75%. Trong điều kiện chăm sóc tốt năng suất sữa tăng lên theo tỷ lệ tăng máu bò Red Danish (Mason, O. 1976). Vào những năm 1980 - 1990, một giống bò sữa được cho là phù hợp đối với các nước khí hậu nóng ẩm và trình độ đầu tư kĩ thuật thấp đó là giống AFS. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm chúng cho năng suất cao hơn bò Châu Âu (R.H.Hayman. l984).

 

Những năm gần đây, giống AFS kém được ưa chuộng dần, có lẽ vì năng suất không cao và hình dạng cũng như màu sắc không đồng nhất. AFS có thể là một bài học cho chúng ta phải suy nghĩ trong quá trình lựa chọn và thực hiện một chương trình giống bò sữa cho Việt Nam. Trước hết ta hãy điểm qua công tác lai tạo giống bò sữa ở các nước nhiệt đới và những giống bò lai nào đã thành công ở những nước nhiệt đới? Có 2 cách lai tạo đã được sử dụng: Sử dụng đực ôn đới lai với cái địa phương hoặc ngược lại. Tạo giống mới bằng con đường sử dụng đực ôn đới lai cho cái địa phương Đã tiến hành ở Nam Mỹ, ấn Độ, Sri Lanca nhưng chưa nước nào thành công. Giống Kamaduk ở ấn độ có 1/4 máu Brown swiss. 1/4 máu Friesian; 1/4 Jersey và 1/4 máu bò địa phương, (công việc này mất 15 năm và sau đó bắt đầu việc kiểm tra đời con trên diện rộng. Năng suất?. Số lượng đàn hiện tại? Không có số liệu). Giống Karan Swiss (ở ấn Độ) tạo ra từ đực Brown Swiss và cái Sahiwal: mỗi giống 50% máu. Giống Guandini có 50-62% máu bò Brown Swiss (M. Rao and D. Sundaresan, 1981).

 

Năng suất và số lượng các giống này đến nay vẫn chưa thấy số liệu công bố. Rõ ràng là việc lấy tên cho một giống mới dễ hơn nhiều so với việc duy trì nó (Manson, 1974) ở Sri Lanca, dùng đực HF và Jersey lai với cái địa phương đã được sind hoá và Sahiwal hoá nhưng chưa xác định được mức độ lai máu thích hợp (Buvanendran. and Mahadevan. P. 1975). Kết quả nghiên cứu của Wijeratne, 1970 cho thấy năng suất sữa của đàn F2 (3/4HF) thấp hơn so với F1. ở Thái lan một kết luận là bò lai có 75% máu bò Red Danish là tối ưu (Madalena, 1981) ở Việt Nam cũng có một kết luận là con lai 75% máu Friesian là phù hợp (Lê xuân Cương và ctv 1994)! Tạo giống bằng con đường sử dụng đực Zebu lai với cái Châu Âu tiến hành ở Chân Mỹ và úc ở Jamaica từ năm 1910 sử dụng bò đực Sahiwal phối với bò cái châu Âu (Jersey, Friesian) và đến năm 1952 cho ra giống Jamaica Hope có 75% máu Jersey; 20% máu Sahiwal và 5% Friesian, năng suất khoảng 2700kg/chu kì. ở úc có 2 giống mới đã tạo ra: AMZ tạo ra từ đực Sahiwal và cái Jersey. AMZ hiện nay có khoảng 30-35% máu bò châu Âu và không ổn định về màu lông và hình dạng. Năng suất sữa khoảng 2000-3200kg/chu kì. Cao nhất 4850kg. Giống AFS là giống kháng ve, tạo ra từ đực Sahiwal và cái Friesian. Tại cực bắc Queensland, năm 1963 chính phủ úc bắt đầu bằng chương trình tạo giống bò sữa năng suất cao, kháng ve trong môi trường nhiệt đới. Giống được thực hiện bằng lai giữa bò cái Friesian và bò đực Sahiwal. Những con bò lai F1 cho phối với nhau để tạo ra đàn hạt nhân AFS chứa 50% máu Friesian và 50% máu Sahiwal.

 

Đàn quốc gia này được dùng để tạo bò đực cho kiểm tra đời con và bò cái cho đàn sản xuất sữa. Chỉ những con cái tốt nhất được giữ lại cho đàn hạt nhân, dựa trên năng suất sữa và kháng ve. Bò AFS đạt năng suất từ 2400 - 3500kg nuôi trong điều kiện gặm cỏ ở Queensland. Cao nhất 5500kg/chu kì. (G.I. Alexander, G.K.Reason and C.H.Clark, 1984. G.I. Alexander, G. K. Reason, G.M.R. Gale and Clark: 1985). Giống NZFS của New Zealand cũng được tạo ra theo con đường tương tự như AFS của úc. Nhìn chung cả 2 cách lai tạo trên (đực châu Âu và cái địa phương hay ngược lại thì con lai hay giống mới tạo ra cũng chỉ cho năng suất sữa 2500-3000lít/chu kì. Chưa có giống nào được coi là tiếp ứng yêu cầu sản xuất sữa của các nước nhiệt đới trong tương lai (A. Chamberlain. 1989). Việt nam lai tạo bò sữa theo cách sử dụng đực (hoặc tinh bò đực) Friesian lai với cái địa phương đã được cải tiến (cái Lai sind). Có sử dụng một số tinh bò Jersey và Brown Swiss nhưng số lượng không đáng kể. Cách làm này giống với Sri Lanca và giống với cách tạo bò Taylor của ấn Độ vào những năm 1850. Thực tế trên những đàn được ghi chép cho thấy cả khối lượng và năng suất sữa bò lai giữa các nhóm giống F3 (7/8HF) F2(3/4HF) và F1 (1/2HF) không sai khác nhau nhiều! Khả năng sinh sản thì cái F1 tốt hơn hẳn so với cái F2 và F3, mà sinh sản là điều cần thiết đầu tiên của một bò sữa. Bò HF thuần nuôi tại Mộc Châu, Đức Trọng cũng chỉ cho năng suất 11,8 - 14,6kg/ngày vắt (Đinh Văn Cải - tập hợp các báo cáo về đàn bò sữa trong nước). Có thể bò HF thuần ta nhập từ rất xa xưa (1970 từ Cu Ba) khi ấy tiềm năng di truyền của đàn HF nói chung còn thấp hơn nhiều so với ngày nay. Bò lai HF của ta khối lượng trung bình 400kg và giả sử nếu đạt 1166lít/100kg khối lượng như bò HF thuần thì năng suất tối đa mong đợi ở bò lai cũng chỉ 4500-4600lít/chu kì (tính trung bình toàn đàn)! Nếu chỉ dừng ở nhóm bò lai năng suất như trên thì ta không thể cạnh tranh giá sữa trên thị trường thế giới, vì vậy hướng lâu dài vẫn phải nghiên cứu lai lạo bò sữa Việt nam theo hướng tăng máu HF để tăng sản lượng sữa đồng thời vẫn giữ được đặc điểm thích nghi trong điều kiện khí hậu nóng. Kinh nghiệm tạo bò sữa chịu nóng ở Israel Bò Holstein vẫn được khuyến cáo nuôi ở những vùng có khí hậu lạnh và ôn hoà (nhiệt độ dưới 220C). Những nước nhiệt đới và á nhiệt đới thì khuyến cáo nuôi bò lai có tỷ lệ máu Holstein không quá 3/4. Thế nhưng ở Israel, một nước bán sa mạc, mùa hè rất nóng (max: tới gần 400C) đã nuôi thành công bò Holstein thuần. Năng suất sữa bò Holstein của Israel hiện nay cao nhất thế giới, 10500 kg/305 ngày (Hà lan khoảng 7900kg). Một hợp tác xã Qualia gần biển chết, nơi nhiệt độ mùa hè đạt tới 45-470C, một trại bò 276 con đã cho năng suất 11326kg/ chu kì (năm 1998). Vào khoảng những năm 1920- 1930 Israel nhập bò đực Friesian từ Hà Lan và Đức về để cải tạo bò địa phương. Năm 1947 nhập bò đực Holstein từ Canada cùng với bò đực con của chúng được sử dụng để gieo tinh nhân tạo.

 

Từ 1950 đến 1962 nhập cả bò đực và hò cái Holstein từ Mỹ. Từ 1963 hầu như toàn bộ bò cái được gieo tinh với những bò đực Holstein sinh ra tại Israel (tạm gọi là đực giống địa phương). Từ 1955 bắt đầu đánh giá sức sản xuất sữa của đực giống qua đời sau. Ngày nay dấu vết bò địa phương không còn nữa mà sau 60 năm tạo giống bò sữa trong điều kiện nóng đã thành công một giống bò Hà lan Israel thích nghi với điều kiện stress nhiệt của khí hậu nóng. Trong khoảng 10 năm gần đây, Israel đã xuất khẩu tinh dịch bò đực đã đánh giá qua đời sau đến 25 nước trên thế giới. Chủ yếu xuất sang Tây Âu (Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp), sang Đông Âu như Hungary, Bulgari, Nga..., sang châu Phi như nam Phi, Zambia, Kenya... ở châu á có Philippine, Thailand và ấn Độ đã nhập tinh bò đực Israel. Thử nghiệm nuôi bò sữa thuần chủng (HF và Jersey) tại vùng nóng Việt Nam Trong định hướng phát triển bò sữa Việt Nam giai đoạn 2002-2010, Bộ NN& PTNT đã "giao cho Viện Chăn nuôi và Viện Khoa học kĩ thuật nông nghiệp Miền nam nuôi thử nghiệm bò sữa ôn đới thuần chủng cao sản tại một số vùng trung du, đồng bằng khí hậu nóng" là một quyết định đúng đắn. Đề nghị: Giống bò sữa ôn đới thuần chủng cao sản nhập vào Việt Nam tốt nhất là giống đã nhiệt đới hoá, thí dụ từ Israel, Florida (Mỹ). Địa điểm nuôi thử nghiệm ở Miền Bắc là Hà Tây, ở Miền Trung là Bình Định, ở Miền Nam là Bình Dương. Nhập bò phải nhập kèm theo cả công nghệ: làm mát, sản xuất và dự trữ thức ăn xanh, quản lí đàn, quản lí sinh sản. 2.3.2. Giải pháp tăng đầu con. Năm 1990, chúng ta có tổng đàn 11 ngàn con bò sữa, số bò cái sinh sản 5,6 ngàn con, tổng sản lượng sữa sản xuất từ đàn bò trên đạt 17 ngàn tấn/năm Bình quân năng suất sữa của một cái sinh sản trong một năm gần 3000 kg. Năm 2000 chúng ta có tổng đàn gần 35 ngàn con, bò sinh sản có 17,5 ngàn con.

 

Tổng sản lượng sữa gần 52 ngàn tấn/năm, như vậy ước tính mỗi bò sinh sản sản xuất ra gần 3000 kg sữa mỗi năm. Như vậy rất có thể trong 10 năm qua năng suất cá thể đàn bò của ta không được cải thiện! Có thể là khi ta cố gắng tăng số lượng đàn bò bằng mọi cách thì đã coi nhẹ công tác chọn lọc nâng cao chất lượng đàn giống? Khi mà bò giống quá đắt thì không ai nghĩ đến loại thải để chọn lọc nâng cao chất lượng con giống cả. Mặt khác công tác quản lí lai tạo, quản lí chất lượng tinh nhập không chặt trẽ cũng góp phần làm giảm chất lượng con giống. Giai đoạn tới, mục tiêu tăng đầu con phải kết hợp với tăng năng suất cá thể, vì vậy phải chú ý chọn lọc và kiên quyết loại thải những bò năng suất thấp. Nếu muốn đạt 200 ngàn con tổng đàn với chất lượng con giống được cải tiến hơn thì phải tích cực lai tạo bò lai sữa từ đàn cái lai Sind và kết hợp với nhập khẩu bò sữa. Tăng đàn tự nhiên từ đàn bò lai sữa hiện có Phương án tăng đàn ở bảng 2 được tính toán dựa trên một số thông số kĩ thuật sau: Đàn cái sinh sản loại thải 20% mỗi năm (trung bình 4,2 lứa/đời bò) Bê cái từ sơ sinh đến 1 năm tuổi chết và loại thải 10% Bê cái tơ từ 1-2 năm tuổi loại thải 5% Bê cái hậu bị lên cái sinh sản loại 10% sau khi sanh lứa đầu do năng suất kém. Với tỷ lệ chọn lọc và loại thải như trên thì đến cuối năm 2010 từ đàn bò sữa gốc hiện có sẽ tăng lên đạt trên 95 ngàn con (bảng 5 phụ lục). Tăng đàn bò lai sữa từ lai tạo bò HF với bò nền lai Sind Phương án lai tạo bò sữa từ đàn bò cái lai Sind phải dựa trên chất lượng đàn cái nền đủ tiêu chuẩn về trọng lượng, ngoại hình và các yếu tố kinh tế xã hội khác của địa phương. Vì thế khả năng lai tạo này cũng chỉ có giới hạn. Kế hoạch số lượng bò cái lai Sind được phối tinh bò Hà Lan mỗi năm trung bình 17,7 ngàn con và tổng 10 năm là 177 ngàn con (bảng 2). Theo phương án này thì trong vòng 10 năm tới ta tạo ra một số lượng bò lai sữa trên 96 ngàn con từ nguồn lai tạo với bò lai Sind. Về tỷ lệ máu lai thích hợp: Bò có máu lai thích hợp nhất cho một khu vực là bò có tỷ lệ gen thích hợp từ các giống địa phương đã thích nghi và tỷ lệ gen từ các giống ôn đới có năng suất cao. Tỷ lệ gen thích hợp này thay đổi theo mức độ khắc nghiệt của môi trường, trình độ nuôi dưỡng, quản lí. Có thể chia thành 3 mức độ sau về tiềm năng nuôi bò sữa:

 

Khu vực có tiềm năng chăn nuôi bò sữa thấp, thí dụ như các khu vực khô hạn bán sa mạc, mang tính thôn dã cao hay các khu vực ô nhiễm nặng. ở những nơi này nguồn thức ăn cho bò chủ yếu là rơm rạ và một số sản phẩm phụ xay xát, thì không nên nuôi bò sữa. Khu vực có tiềm năng chăn nuôi bò sữa trung bình, thí dụ như vùng đồng bằng, trung du có đồng cỏ bán khô hạn. Các trang trại ở các khu vực nóng, mưa, ẩm ở đó sữa được sản xuất để bán và nuôi bê để lấy thịt và cày kéo, thì có thể nuôi bò lai 1/2 đến 7/8 máu bò HF. Tỷ lệ máu bò ôn đới trong con lai phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý của địa phương, nhưng thường trong phạm vi 50-75%. Khu vực có tiềm năng cao về chăn nuôi bò sữa, thí dụ vùng cao nguyên, có đồng cỏ có lượng mưa trung bình. Khu vực có lượng mưa trên 760mm và độ cao 1525m, là thích hợp cho các bò HF thuần. Cần nghiên cứu nhân thuần bò HF ở những vùng này. Tăng đàn bò sữa từ nhập bò HF thuần và bò lai sữa Kinh nghiệm cho thấy, ở những khu vực mà khí hậu không quá khắc nghiệt và mức độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì các giống Châu Âu rất dễ dàng cho trên 3000 lít sữa/năm/con từ các nguồn thức ăn nhiệt đới có sẵn. Tuy nhiên năng suất sữa sẽ bị hạn chế do nóng, ẩm độ không khí và tiềm năng sẽ chỉ đạt được khi nuôi trong điều kiện làm mát nhân tạo. Gần đây một báo cáo của Kabuga cho thấy ở khu rừng ẩm Ghana bò Friesian cho 4450 lít sữa/322 ngày vắt sữa và 5 bê trong một đời bò.

 

Trong số các giống Châu Âu, Jersey thường được coi là giống chịu nóng nhất ở khu vực nhiệt đới ẩm. Các giống như Jersey, Friesian, Brown Swiss và Red Danish được sử dụng thành công nhất, khi lai với giống địa phương. ở vùng cao, khô các giống trên ít sai khác nhau về năng suất. Tuy nhiên bò Friesian thường có năng suất vượt bậc so với giống khác về tổng sản lượng sữa, trong khi bò Jersey có năng suất sữa tương đương bò Friesian trên cơ sở so sánh về thể trọng. Kích thước núm vú bò Friesian thường được nông dân ưa chuộng cho cả về vắt sữa bằng tay và bằng máy, và chúng còn có đặc tính cho thịt tốt. Bò Brown Swiss thường được dùng như giống kiêm dụng sữa thịt ở Châu Mỹ Latinh, nhưng chúng không có tiềm năng chọn lọc như giống Friesian. Mỗi khi chọn giống cần phải nhớ rằng con đực phải có tiềm năng di truyền về sữa lớn ở khu vực nhiệt đới. Những con đực tốt nhất ở ôn đới không luôn luôn là tốt nhất ở nhiệt đới. Kinh nghiệm cho thấy, đối với bò thuần ôn đới nhập vào vùng nhiệt đới, nếu bất kì một yếu tố quản lí chăm sóc nuôi dưỡng nào bị vi phạm thì tỷ lệ thất bại sẽ rất cao.

 

Nhập giống Châu Âu vào khu vực nóng ẩm cao, gió mùa sẽ dẫn đến tỷ lệ chết lớn. Sau một thời gian thích nghi năng suất sẽ được cải thiện song chỉ ngang mức độ với bò lai. Sinh sản kém và tỷ lệ bê chết ở bò thuần cao hơn nhiều so với bò lai. Bất kỳ người nào có ý định nhập giống ôn đới vào ngay cả vào các trang trại phát triển tốt cần tham khảo bài viết của Wilkins, trong bài này nêu một số kinh nghiệm về những tai biến khi nhập bò Friesian và bò Brown Swiss vào Bolivia. Trong một đợt nhập 190 bò sữa Friesian vào một trại phát triển tốt, trong năm đầu tiên có 40 bò cho sữa và 18 bê bị chết và năng suất sữa trung bình chỉ 3,5 lít/ngày/ bò. Cũng còn nhiều trường hợp thất bại khác nhưng không thông báo, vì vậy không nên nhập một số lượng lớn bò cái ôn đới, đặc biệt vào các vùng khí hậu nóng ẩm. Có thể chỉ nhập một số lượng hạn chế để gây dựng các đàn hạt nhân, nhưng dưới điều kiện quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng chặt chẽ. Để bò thích nghi được tốt, đối với bò cái nên nhập bò cái tơ trước tuổi phối giống. Chi phí chăn nuôi bò ôn đới thường cao do vậy cải thiện bò địa phương từng bước bằng cách nhập tinh bò đực có chất lượng tốt là con đường rẻ tiền, ít bị thất thu. Vì mục đích công tác giống và mục đích sản xuất sữa trước mắt, phương án nhập bò sữa cũng được đặt ra. Hai đối tượng bò giống sẽ được nhập đó là bò sữa thuần (HF và Jersey) và bò lai sữa. Nhập bò cái HF thuần cao sản với số lượng ít nhằm giải quyết mục tiêu tạo đàn hạt nhân phục vụ mục đích nhân giống thông qua kỹ thuật cấy chuyển phôi để sản xuất bò đực HF thuần cho sản xuất tinh là chính. Coi trọng công tác tạo và tuyển chọn tạo bò đực lai HF từ con mẹ và đực giống xuất sắc.

 

Đánh giá cá thể và đánh giá qua đời sau đực thuần HF và đực lai HF sinh tại việt Nam. Nên nhập bò HF thuần đã thích nghi với khí hậu nhiệt đới, nguồn gốc có thể là Israel, Florida. Bò này sẽ được nuôi ở những cơ sở giống do nhà nước quản lí và ở đó hội tụ mọi điều kiện tốt nhất về tiểu khí hậu chuồng trại, thức ăn nuôi dưỡng, trình độ kĩ thuật và quản lí của cán bộ. Có thể nhập cả giống bò lai AFS của úc hay NZFS của New zealand. tương đương như bò lai F1, F2 của ta hoặc nhập bò HF thuần chất lượng trung bình của úc với mục đích khai thác sữa, đáp ứng nhu cầu con giống bò sữa cho những vùng có tiềm năng chăn nuôi trung bình. Tuy vậy điều quan trọng hơn là phải xem xét hiệu quả sản xuất sữa trên đàn bò nhập, lợi nhuận của người chăn nuôi chứ không phải số lượng đầu con theo ý chủ quan của người quản lí. Theo phương án này thì từ năm 2002 đến 2010 mỗi năm nhập 500 bò cái tơ, tổng cộng 4500 con trong đó có khoảng 500 bò sữa thuần (HF và Jersey) cao sản. 2.3.3 Nghiên cứu về giống bò sữa Mục đích của công tác giống bò sữa ở bất kì nơi nào cũng nhắm tới việc tạo ra những bò cái sản xuất sữa hiệu quả trong diều kiện khí hậu và chăm sóc nuôi dưỡng địa phương. Công việc này được thực hiện qua hai bước là: 1) Ước lượng giá trị giống của gia súc để xác định những cá thể tốt nhất sử dụng cho phối giống. 2) Sử dụng hệ thống lai hợp lý tiến hành phối giống giữa các cá thể. Việc xác định các cá thể gia súc tốt nhất trong điều kiện chăn nuôi ở nhiệt đới là một vướng mắc lớn, bởi vì ảnh hưởng của môi trường thường lớn hơn so với ảnh hưởng di truyền. Các phương trình cải thiện di truyền tuy hợp lý ở các nước ôn đới song khó mà thực hiện được ở các nước đang phát triển, trừ khi công tác giống được quản lí tốt.

 

Để xác định được cá thể tốt thì cần phải ghi chép sổ cá thể cho bò cái. Có thể đánh giá bò cái thông qua năng suất của chị em gái, mẹ hoặc bà. Khi có số liệu về kiểm tra năng suất cá thể và kiểm tra đời con thì không cần thiết phải sử dụng hệ phả. Kiểm tra đời con là phương pháp phổ biến trong đánh giá bò đực sữa ở các nước ôn đới. Thông tin từ con của một cá thể được so sánh với con của cá thể khác trong cùng điều kiện như nhau. Bởi vì ở bò khoảng cách thế hệ dài, nên quá trình thường chậm và thông tin về con của một cá thể có thể là chưa có trong vòng 4 năm kể từ lúc giao phối. Do vậy kiểm tra đời con cần phải làm càng nhanh và càng sớm trong đời cá thể càng tốt. Để việc đánh giá chấp nhận được, thì tối thiểu một bò đực được phối cho 210 bò cái để chắc chắn có được 30 con gái của nó có số liệu về sản lượng sữa lứa đầu. Số liệu này là đối với các trại có trình độ quản lý tốt. Thậm chí số bò cái còn lớn hơn thế nếu các trại nhỏ, trình độ quản lý trung bình hoặc kém. Chúng ta phải cố gắng để đến 2005 bắt đầu tạo bò đực lai và kiểm tra đực giống qua đời sau. Những năm đầu, mỗi năm có tối thiểu 10 đực lai kiểm tra qua đời sau, cần 2100-3000 bò cái phối giống với 10 bò đực trên để chọn lấy 1 con (tỷ lệ chọn 10%). Khi đàn bò sữa tăng lên thì số bò đực đưa vào kiểm tra cũng tăng lên và tỷ lệ chọn lọc giản đi. Thí dụ kiểm tra 20 đực giống cần 5000-6000 bò cái, chỉ giữ lại 1 con thì tỷ lệ chọn lọc là 5%. Việc kiểm tra qua đời sau của những đực giống mà ta nhập tinh của chúng cũng rất cần thiết. Bởi vì những đực giống đã được đánh giá là tốt ở vùng ôn đới chưa hẳn đã sinh ra những con gái năng suất cao ở vùng nhiệt đới nóng ẩm dinh dưỡng kém tại Việt Nam. Xây dựng hệ thống ghi chép sữa cá thể trong nông trại Năng suất trung bình của bò lai HF ở nước ta khoảng 10-11kg ngày. Đa số bò có năng suất dao động quanh 3000kg/chu kì.

 

Tuy vậy có nhiều con cho năng suất rất cao, trên dưới 6000 kg/chu kì. Điều này cho thấy hiệu quả của một chương trình chọn lọc và loại thải trên đàn bò lai sẽ dễ dàng cải thiện được năng suất (R=S*h2). Việc chọn ra con cái có năng suất vượt trội trong đàn không dễ dàng vì chúng ta không có hệ thống ghi chép sữa cá thể ở nông hộ. Việc cần làm là phải thiết lập hệ thống ghi chép sữa để giúp đánh giá cá thể làm căn cứ cho chọn lọc và loại thải. Đây cũng là căn cứ để xây dựng chuẩn chất lượng cho mỗi nhóm giống. Xây dựng chương trình kiểm tra năng suất cá thể đực giống qua đời sau (progeny testing) Chúng ta không thể cứ nhập tinh bò sữa HF thuần mỗi năm để phối cho đàn cái lai, vì sự gia tăng máu HF từ đực giống vùng ôn đới trong con lai sẽ làm giảm khả năng thích nghi của chúng mà hậu quả là khó nuôi, sinh sản kém, năng suất không tăng và loại thải sớm. Để có đàn bò lai HF thích nghi dần với nhiệt độ nóng ẩm Việt Nam thì phải sản xuất, tuyển chọn và đánh giá những đực giống HF (thuần hoặc lai) sinh ra tại Việt Nam. Một phần mềm cho đánh giá di truyền là cần thiết để hỗ trợ cho chương trình này. Chương trình này phải được thực hiện trong phạm vi quốc gia. Xây dựng và thực hiện hệ thống nhân giống hạt nhân mở (open-nucleus breeding system: ONBS) với việc sử dụng MOET Hệ thống này đã được thực hiện thành công ở các nước phát triển để cải thiện di truyền bò sữa (Hodges 1990). Sơ đồ ONBS/MOET như sau (L. Falvey and C. Chantalakhana, 1999): ...

 

Nông trại Bò cái Bò cái N bò cái đàn hạt nhân Ghi chép sữa Hàng năm chọn lọc 4n cái xuất sắc n đực xuất sắc 4F:1M Đực dư và tinh Bò cái tơ đẻ bê lúc 2 năm tuổi N đực được chọn qua chị em gái MOET 16 phôi/bò 8 bê/bò (4F:4M) 1/2 (8) 4n bê cái 1/2 (8) 4n bê đực Hệ thống nhân giống hạt nhân mở (open-nucleus breeding system: ONBS với việc sử dụng MOET) G.Brem (1997) cũng đề xuất một hệ thống nhân giống bò sữa tương tự, mà ông gọi là hệ thống đóng. Trong hệ thống này những con cái hạt nhân được nuôi trong trại kiểm tra (N=250). Mỗi năm chọn ra 32 con đặc biệt xuất sắc (4n = 32), sử dụng công nghệ MOET để sản xuất ra 500 phôi để ra 130 bê cái và 130 bê đực. 130 bê cái sau 2 năm đẻ lứa đầu được bổ sung vào đàn hạt nhân. 130 bê đực sau khi đánh giá qua chị em gái sẽ chọn 8 con tốt nhất cho sản xuất tinh. Tinh của 8 đực giống này được dùng để phối cho đàn cái hạt nhân. Tinh của nó cũng được phối cho đàn cái trong điều kiện sản xuất đại trà và kiểm tra năng suất con gái của chúng trong điều kiện sản xuất. 250 cái hạt nhân (200 - 500 con) 130 bê cái đẻ lứa đầu lúc 2 năm tuổi Các trại nuôi bò sữa Chọn 32 bò cái tốt nhất (16-64 con) để sản xuất phôi Chọn 8 đực tốt nhất qua sinh trưởng và năng suất chị em 130 bê cái con Sản xuất 500 phôi 130 bê đực con Mô hình nhân giống của G.Brem 1997 trên bò sữa Đề xuất hệ thống nhân giống bò sữa ở Việt nam giai đoạn 2002-2010 30 bê đực giống 100 bò cái xuất sắc nhất (hạt nhân) Tinh của 2 đực FE xuất sắc.Tinh của 2 đực lai xuất sắc Kiểm tra cá thể Tuyển chọn 12 bò đực trẻ để kiểm tra đời sau 10000 bò cái ghi chép cá thể Tuyển chọn Trại nhà nước Trại tư nhân Trại tư nhân 1 bò đực phối cho 300 bò cái Gieo tinh Đánh giá 30 gái của mỗi bò đực trẻ sau chu kỳ sữa đầu Chọn lấy 2 bò đực sx tinh 10 bò đực khác bị loại Tinh đực trẻ qua kiểm tra Tinh nhập Ghi chú: Tinh đực lai bao gồm từ đực F1 (1/2), đực F2 (3/4) và cả đực F3 (7/8) Tinh của đực HF thuần nhập nội và đực thuần HF sinh ra tại Việt Nam Tuỳ theo mức độ tăng đàn bò sữa mà số lượng đực giống trẻ đưa vào kiểm tra mỗi năm tăng lên (thí dụ 50 con để chọn 2-3 con) ý nghĩa của hệ thống nhân giống nói trên ·

 

Những bò cái tốt của các trại nhà nước, trại tư nhân trong cả nước (HF thuần và lai HF) thông qua ghi chép cá thể được tuyển chọn vào đàn hạt nhân. Danh sách đàn hạt nhân là một danh sách linh động, con tốt được tuyển vào và con xấu hơn sẽ bị loại ra mỗi năm. · Số lượng đàn được ghi chép tăng dần theo tổng đàn bò cái của cả nước (trước mắt có thể 8- 10 ngàn con). Từ đàn này chọn ra một nhóm gồm những con cái đặc biệt xuất sắc (khoảng 100 con hạt nhân) cho phối tinh đực xuất sắc nhất để sản xuất ra đực giống. Đây là những con đực HF thuần, HF lai sinh ra tại Việt nam từ những con mẹ và bố tốt nhất, chúng được đánh giá cá thể và đánh giá qua đời sau. · Thông qua con đường kiểm tra đời sau của các đực giống ta sẽ chọn được những đực giống mà con của nó cho năng suất vượt trội trong điều kiện Việt nam (2 đực giống mỗi năm). Vì đực HF có mức độ lai máu HF từ 1/2 đến thuần chủng nên qua kiểm tra năng suất đời sau của con lai có mức độ HF khác nhau sẽ rút ra được nhận xét về mức độ lai máu thích hợp của bò cái lai ở mỗi vùng, mỗi điều kiện nuôi dưỡng và quản lí · Giảm tỷ lệ sử dụng tinh HF thuần nhập nội, tăng tỷ lệ sử dụng tinh của đực giống sinh ra ở Việt nam và đã kiểm tra qua đời sau. Việc sử dụng đực thuần và đực lai sinh ra tại Việt nam sẽ từng bước tạo ra đàn bò lai HF thích nghi hơn, về lâu dài đàn bò lai càng có khả năng tăng máu HF và tiến tới bò HF thuần chịu nhiệt. ·

 

Theo phương pháp nhân giống này ta sẽ có đa dạng dòng tinh với mức máu HF khác nhau. Các vùng khác nhau về trình dộ chăn nuôi bò sữa sẽ chủ động lựa chọn các dòng tinh của đực lai có mức máu HF khác nhau để phối cho đàn bò cái của mình · Công việc ghi chép cá thể ở các nông trại trở nên có ý nghĩa thiết thực hơn, cần thiết hơn và vì vậy sẽ khả thi hơn. Phần 3: Kết luận Phát triển chăn nuôi bò sữa sẽ mang lại lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội. Để đạt mục tiêu 350 ngàn tấn sữa vào năm 2010 và 1 triệu tấn sữa vào năm 2020, giải pháp kĩ thuật quan trọng nhất cần giải quyết là chiến lược giống và lai tạo bò sữa. - Xác định rõ con đường lai tạo giống bò sữa Việt nam là sử dụng tinh bò đực HF phối giống cho đàn cái nền lai sind chất lượng tốt để tạo ra con lai cho sữa. Sử dụng phương pháp lai tạo có hệ thống, linh hoạt để chủ động giữ tỷ lệ máu bò HF trong con lai từ 1/2 đến 7/8 tùy thuộc vào tiềm năng nuôi bò sữa của từng khu vực, từng thời điểm trên cơ sở hiệu quả sản xuất sữa của chúng. Cần có kế hoạch để đánh giá năng suất và tiềm năng của con lai HF có tỷ lệ máu HF khác nhau trong điều kiện chăn nuôi của tương lai để xác định kế hoạch lai tạo trước khi thực hiện lai giống ở diện rộng. - Lai tạo bò lai HF song song với nhân giống bò thuần HF và Jersey. Bò lai nuôi ở vùng có tiềm năng trung bình. Bò thuần nuôi ở khu vực có tiềm năng cao. Nhập bò cái thuần cao sản còn tơ trước khi phối hoặc đã phối có chửa để xây dựng đàn hạt nhân. Nhập bò thuần HF hoặc jersey nên nhập từ những vùng khí hậu nóng nhưng chất lượng con giống tốt như ở Florida, Israel.

 

Tạo đực lai HF từ những mẹ lai và bố HF xuất sắc, đánh giá đực lai và đực HF thuần qua đời sau, sử dụng tinh đực lai cùng với tinh đực HF địa phương, tinh đực HF nhập, từng bước giảm dần tinh đực HF nhập. - Có thể nhập giống lai và giống HF thuần năng suất sữa trung bình của úc và NZFS của Newzealand nhằm mục đích sản xuất sữa cho những vùng có tiềm năng chăn nuôi trung bình. Đợt đầu chỉ nên nhập số lượng ít, nuôi khảo nghiệm và có kết luận chắc chắn trước khi quyết định nhập tiếp để tránh rủi ro, tổn thất. - Tăng số lượng đầu bò sữa phải đồng thời với chọn lọc nâng cao chất lượng con giống. Chọn lọc đồng thời một số lượng lớn các tính trạng sẽ làm giảm tiến bộ di truyền trên mỗi tính trạng, do đó cần tập trung cho những tính trạng quan trọng. Đối với đàn sản xuất sữa hiện nay thì tính trạng quan trọng là năng suất sữa và sinh sản vì vậy cần ưu tiên chọn lọc. - Lập sổ cá thể bò sữa quốc gia cho những bò cái đạt sản lượng sữa từ 3300 kg/chu kì trở lên làm cơ sở cho công tác chọn lọc, nhân giống và quản lí giống bò sữa trong cả nước.

Nguồn: vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác