Góc nhìn chuyên gia

Cách chọn sữa
Sữa là một thức ăn có giá trị dinh dưỡng tốt. Bạn đã biết cách chọn sữa cho mình chưa?

- Protein: Prôtit sữa bao gồm: Casein, lactoalbumin và lactoglobulin. Sữa bò, sữa trâu, sữa dê thuộc loại sữa casein vì lượng casein chiếm > 75% tổng số protein. Sữa mẹ thuộc loại sữa albumin (casein dưới 75%). Casein là một loại photphoprotit. Casein có đủ tất cả các axit amin cần thiết, đặc biệt có nhiều Lysin là một axit amin rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Trong sữa tươi, casein ở dưới dạng muối canxi (caseinat canxi) dễ hòa tan.

- Lipit: Lipid sữa có giá trị sinh học cao. Ở trong trạng thái nhũ tương vào có độ phân tán cao; có nhiều axit béo chưa no cần thiết; Có nhiều photphatit là một photpho lipit quan trọng; Có độ tan chảy thấp và dễ đồng hóa. Tuy vậy so với dầu thực vật, lượng axit béo chưa no cần thiết trong mỡ sữa còn thấp hơn nhiều.

- Gluxit: Gluxit sữa là lactoza, một loại đường kép, khi thủy phân cho 2 phân tử đường đơn là galactoza và glucoza. Lactoza trong sữa bò là 2,7-5,5% sữa mẹ là 7%, tuy vậy không ngọt vì độ ngọt của lactoza kém sacaroza 6 lần.

- Chất khoáng: Sữa có nhiều Ca, K, P vì vậy sữa là thức ăn gây kiềm. Canxi trong sữa đồng hóa rất tốt vì nó dưới dạng liên kết với casein (caseinat canxi). Sữa là nguồn thức ăn cung cấp canxi quan trong đối với trẻ em. Mỗi ngày chỉ cần cho trẻ uống, 0,5 lít sữa đã đủ nhu cần canxi cho trẻ (500mg/ngày). Sữa là thức ăn thiếu sắt.

Tiêu chí chọn sữa:

+ Tùy thuộc nhóm tuổi, tình trạng sinh lý, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe

+ Theo khẩu vị của trẻ

+ Điều kiện kinh tế của bà mẹ

+ Chọn sữa của các công ty có uy tín

+ Được cơ quan y tế cấp phép

+ Thành phần dinh dưỡng của sữa: cân đối giữa glucid, protein, lipid; giàu vitamin, khoáng chất và chất sinh học đặc biệt …

Giá trị dinh dưỡng của sữa - Các tiêu chí chọn sữa, Bác sĩ của bạn, Y tế - thiết bị, dinh dưỡng của sữa, tiêu chí chọn sữa

Sữa là một phẩm giàu chất dinh dưỡng và cân đối...

Chọn sữa theo tình trạng sức khỏe, bệnh tật:

+ Sữa không có lactose (dành cho người không dung nạp lactose) và sữa với đạm đậu nành (dành cho người dị ứng protein sữa bò).

+ Sữa có protein được thủy phân một phần (dùng cho người kém hấp thu trầm trọng)

+ Sữa chống ói, táo bón: Do thêm chất xơ vào sữa làm tăng khối lượng phân, giảm táo bón, và làm sữa đặc hơn nên chống ói.

+ Sữa cao năng lượng: là loại sữa được bổ sung nhiều đường, béo (MCT), để tăng đậm độ năng lượng (1ml sữa cung cấp 1 Kcal, tức 1-2 ly sữa có thể thay cho 1 bữa ăn) dùng cho trẻ suy dinh dưỡng, dùng trong giai đoạn kém ăn của trẻ em hay người lớn, người già yếu ăn uống kém, người cần phục hồi nhanh sau bệnh, sau mổ… Sữa cao năng lượng còn được bổ sung các vitamin: D, A, E, vitamin nhóm B, và các chất khoáng: canxi, sắt, kẽm…

+ Sữa cho phụ nữ mang thai: Giàu năng lượng, cung cấp protein, chất béo thiết yếu, vitamin và khoáng chất đầy đủ, nhất là giàu acid folic góp phần dự phòng dị tật thai nhi.

+ Sữa cho bệnh nhân đái tháo đường: Không làm tăng glucose máu nhiều sau ăn. Có đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Tóm tắt: Sữa là một phẩm giàu chất dinh dưỡng và cân đối. Sau giai đoạn bú sữa mẹ và cai sữa, trong khẩu phần ăn của trẻ em, học sinh nên tiếp tục được bổ sung 2-3 bữa phụ từ sữa/ngày để đảm bảo dự phòng suy dinh dưỡng và sự tăng trưởng tối ưu của các cháu. Khi chọn sữa cho con các bà mẹ nên dựa trên thành phần dinh dưỡng căn bản có trong sữa, các sữa sản xuất trong nước vẫn đáp ứng được sự tăng trưởng của các cháu chứ không nhất thiết phải chạy theo các sữa đắt tiền. Bằng cách này các bà mẹ có thể tiết kiệm chi phí, thêm chi phí cho việc học tập của các cháu. Bên cạnh đó bà mẹ phải chú ý tới chế độ ăn toàn diện của con, phải đa dạng thực phẩm, cung cấp đầy đủ hàm lượng các dưỡng chất theo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, trẻ mới có thể phát triển tốt về thể chất và trí tuệ.

 

Nguồn: phunutoday.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác