Các loại giống bò sữa trong và ngoài nước

Bảo tồn quỹ gen Bò Vàng

Bò Vàng là gia súc lớn nhai lại (hay gia súc lớn có sừng), theo phân loại động vật thì bò thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chãn (Artiodactyla) bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò (Bovini), loài bò (Bos indicus), giống bò Vàng. Có tên gọi bò Vàng vì phần lớn (>90%)) chúng có sắc lông màu vàng.
    1. Xuất xứ
 
Bò Vàng là gia súc lớn nhai lại (hay gia súc lớn có sừng), theo phân loại động vật thì bò thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chãn (Artiodactyla) bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò (Bovini), loài bò (Bos indicus), giống bò Vàng. Có tên gọi bò Vàng vì phần lớn (>90%)) chúng có sắc lông màu vàng.

Theo Georgc. B và Lê Quang Thông, 1973, bò địa phương (bò vàng) nước ta có nguồn gốc từ bò ấn Độ - Bos Indicus và bò vàng Trung Quốc không có u. Trong quá trình thuần hoá, giao lưu buôn bán bò được đưa vào Việt Nam từ lâu đời. Từ đó, bò vàng đã trở thành con vật quý giá đối với người nòng dân, nó gắn liền với đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở từng địa phương, vì vậy đã hình thành nên các tên mang tính chất địa danh nơi nó sinh sống.

 2. Phân bố
Theo số hệ thống kê đến ngày 1/10/1998 tổng số bò nước ta có 3.984.176 con. Chúng được phân bố theo các vùng sinh thái như sau:
Vùng sinh thái
 Số lượng bò (con)
 Tỷ lệ (%) so với cả nước
Cả nước
 
3.948.176
100
Miền núi và trung du phía Bắc
759.970
19,1
Đồng bằng sông Hồng
322.879
8,1
Bắc trung bộ (khu bốn cũ)
868.931
21,1
Duyên hải miền Trung
1.120..608
28,1
 Tây Nguyên
 521.617
13,1
Đông Nam Bộ
225.704
5,7
Đồng bằng sông Cửu Long
164.467
4,1
 

 Qua số liệu nêu trên thấy đàn bò được phân bố rộng trong cả nước, suốt từ Bắc tới Nam nhưng tập trung chủ yếu ở Khu Bốn và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên (63,02%)

Do điều kiện tự nhiên khí hậu, tập quán chăn nuôi của từng vùng nên giữa chúng có sự khác nhau ít nhiều và tên gọi cũng được địa phương hoá ví dụ như bò Lạng Sơn, bò Thanh Hoá, bò Nghệ An,  Bò Phú Yên, v.v..

Mục đích sử dụng: bò vàng Việt Nam được sử dụng chủ yếu cho cày kéo và cho thịt. Hiện nay xu hướng cho thịt đang là vấn đề bức xúc vì nói chung sức kéo không còn căng thẳng nữa. Việc lấy da, sừng làm đồ tiêu dùng, mỹ nghệ xuất khẩu hoặc lấy phân bón cho cây trồng là tất yếu khi nuôi và khi giết bò lấy thịt.


3. Đặc điểm sinh học

3.1Đặc điểm ngoại hình

Bò đa số có sắc lông màu vàng ở vùng bụng, yếm, bên trong đùi màu vàng nhạt, da mỏng, lông mịn, tầm vóc nhỏ bé, trọng lượng 160 - 200 kg, bò đực 250 - 300 kg. Kết cấu thân hình cân đối, thường con cái trước thấp hậu cao, con đực tiền cao hậu thấp. Đầu con cái thanh, con đực thô, sừng nhỏ, ngắn, trán phẳng hoặc hơi lõm, con đực mõm ngắn, con cái tương đối dài, mạch máu nổi rõ, mắt to nhanh nhẹn. Cổ bò cái thanh, cổ bò đực to, dày.Yếm kéo dài từ hầu đến vú, cổ có nhiều nếp nhăn nhỏ.

 
3.2. Đặc điểm tiêu hoá
 
3.2.1 Cấu tạo dạ dày bò

Khác với động vật dạ dày đơn như lợn, ngựa..., dạ dày bò có cấu tạo phức tạp bao gồm 4 túi : dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế.

Dạ cỏ to nhất, chiếm 2/3 dung tích của dạ dày, là túi đặc biệt nhất, tại đây hàng loạt phản ứng sinh hoá học được tiến hành liên tục để phân giải tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Từ thượng vị dạ dày có rãnh thực quản hình lòng máng chạy qua dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách. Dạ tổ ong là dạ tiếp theo dạ cỏ được nối với dạ cỏ bằng một miệng lớn, dạ tổ ong gồm nhiều ngăn nhỏ như tổ ong làm tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn và giữ vật lạ lại. Dạ lá sách gồm nhiều lá to nhỏ khác nhau như những trang sách để dễ ép thức ăn nửa lỏng xuống dạ múi khế. Dạ múi khế có nhiều nếp gấp ở mặt trong để tăng thêm diện tích hấp thụ và có tuyến tiêu hoá như dạ dày đơn của lợn.

 
3.2.2. Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ
 

Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ bò bao gồm bacteria, protozoa và nấm. Số lượng bacteria 109- 1010 trong 1 rnl chất chứa, có trên 60 loài đã được xác định số lượng bacteria. Số lượng bacteria của từng loài phụ thuộc rất lớn vào khẩu phần ăn của bò. Protozoa có số lượng ít hơn nhiều so với số lượng bacteria, chúng chỉ có 106 trong 1 ml chất chứa, nhưng vì có kích thước lớn hơn nên tổng sinh khối tương tự như bacteria. Nấm (Fungi) trong dạ cỏ bò mới chỉ được nghiên cứu trong vài chục năm gần đây, vị trí của chúng trong hệ sinh thái dạ cỏ cũng chưa có những khẳng định đầy đủ, có một số loài đã được xác định. Phần đóng góp của nấm trong tiêu hoá ở dạ cỏ chưa được xác định thật rõ rệt, nhưng ước tính có khoảng 10% tổng sinh khối của vi sinh vật được hình thành do hoạt động của nấm trong điều kiện khẩu phần có nhiều xơ.

Vai trò của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ bò rất quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn thô xơ để biến chúng thành những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thu cho gia súc. Có thể nói nôm na công lao chế biến rơm, cỏ và các loài phụ phầm thành sữa, thịt ở bò chính là nhờ hệ vi sinh vật phong phú này.

 
 3.2.3. Tiêu hoá thức ăn nhờ hệ vi sinh vật ở bò
 

- Tiêu hoá chất xơ (xenluloz): Xenluloz là màng khó tiêu hoá của tế bào thực vật, hàm lượng của nó khá lớn, chiếm đến 40-50% khối lượng của rơm, cỏ, phụ phẩm ăn vào. Trước hết, thảo trùng phá vỡ màng xenluloz để tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men, và giải phóng các chất dinh dưỡng khác như tinh bột, đường đạm trong rơm, cỏ, phụ phẩm để dễ dàng được tiêu hoá. Thảo trùng cũng ăn một phần chất dinh dưỡng đã bị phá vỡ đó để cung cấp năng lượng từ xenluloz cho sự hoạt động của chúng. Chất xơ dưới tác dụng của vi khuẩn lên men rất mạnh, qua một số giai đoạn và cuối cùng tạo ra nhiều chất khí (CH4 C02 H20) và các axit béo bay hơi (axit acetic, axit propionic, axit butyric, axit valeric). Các sản phẩm này được hấp thụ vào máu qua thành dạ cỏ để tham gia vào quá trình trao đổi chất. Vi khuẩn còn làm lên men Hemixenluloza tạo thành pentoza và hetoza; lên men pectin tạo thành một số axit béo bay hơi khác.

Tiêu hoá tinh bột và chất đường: Trong các phụ phầm như cám, tấm, vỏ dứa, ngọn mía, rỉ mật... đều có nhiều tinh bột và chất đường. Nó cung cấp năng lượng cho hệ vi sinh vật hoạt động, do đó nó rất có tác dụng cho sự phát triến hệ vi sinh vật trong dạ cỏ. Vi khuẩn và thảo trùng sẽ phân giải tinh bột thành polysacarit, glycozen và amilopectin. Những đa đường này sẽ được lên men, tạo thành axit béo bay hơi. Riêng sự lên men từ từ của amilopectin sẽ ngăn cản sự lên men quá mức khi trâu bò ăn nhiều cỏ tươi non, do đó tránh được hiện tượng đầy hơi, chướng bụng.

Những đường dễ tan như monosaccarit, disaccarit có trong rỉ mật, vỏ dứa chín... khi lên men cũng biến thành axit béo bay hơi và một lượng axitlactic. Nếu axitlactic quá nhiều sẽ gây trúng độc. Vì vậy nên cho ăn thức ăn có nhiều đường dễ tan một lượng vừa phải, và cho ăn từ từ tạo thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động.

Các axil béo bay hơi được hấp thụ hoàn toàn qua thành dạ cỏ vào máu, đến gan; một phần được giữ lại tại gan để được oxy hoá cung cấp năng lượng cho bò hoạt động; phần khác được chuyển đến mô bào, nhất là mô mỡ và mô tuyến sữa để góp phần tạo thành mỡ sữa và mỡ dự trữ lúc vỗ béo.

Cường độ hình thành axit béo bay hơi khá mạnh, mỗi ngày ở dạ cỏ bò có thể sản ra 4 lít axit béo bay hơi. Trong đó bao gồm axit axetic 62,5% - axit propionic23% và axit butyric l4,5%. Sự tạo thành đường lactoza trong sữa có quan hệ với axit butyric. Axit propionic tham gia vào quá trình tạo ra đạm sữa. Khi bò sữa được ăn khẩu phần có cỏ khô nhiều thì tỷ lệ axit axetic cao và tỷ lệ mỡ sữa cũng cao. Trái lại nếu cho bò sữa ăn nhiều thức ăn tinh trong khẩu phần thì axit axetic giảm và tỷ lệ mỡ sữa thấp.

Thảo trùng (protozoa) cũng phân giải tinh bột thành polysaccarit nhờ men amilaza trong cơ thể thảo trùng tiết ra. Mỗi ngày có khoảng 10% tổng số axit béo bay hơi trong dạ cỏ được hình thành nhờ tác dụng lên men của protozoa.

Tiêu hoá protein: Các loại rơm, cỏ và phụ phẩm có hàm lượng protein rất thấp: giá trị dinh dưỡng cũng không cao vì chứa ít axit amin không thay thế. Nhưng nhờ vi sinh vật dạ cỏ tiêu thụ lượng protein thực vật ít ỏi này, biến nó thành protein động vật có giá trị dinh dưỡng cao trong cơ thể chúng. Hệ vi sinh vật này theo dịch thức ăn đi xuống dạ múi khế và ruột non, do môi trường không thích hợp nên chúng bị chết đi, trở thành nguồn prolein động vật cho trâu bò. Nhờ đó, phần lớn 60-80%) prolein thực vật trong rơm, cỏ, phụ phẩm được chuyển biến thành protein vi sinh vật. Phần protein thực vật không được vi sinh vật lên men và chuyển hoá sẽ được đưa xuống dạ múi khế và ruột non để tiêu hoá. (Như vậy, nguồn protein ở ruột non sẽ có hai loại: protein của vi sinh vật và protein "nguyên xi" trong thức ăn).

Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng biến các chất chứa ni tơ không phải protein như urê, muối amon cabamit... thành protein động vật trong bản thân chúng. Do đó, người ta thường bổ sung urê vào khẩu phần cho trâu bò, hoặc xử lý rơm rạ, thân cây ngô sau thu hoạch với urê để tăng tỷ lệ đạm trong khẩu phần. Vi sinh vật phân giải urê nhờ tác dụng của men ureaza, và thải ra NH3-C02. Lượng NH3 này được vi sinh vật sử dụng để biến thành protein. Nếu NH3 dư thừa sẽ được hấp thu vào máu đến gan. ở gan NHđược tổng hợp thành urê, urê này một phần được bài tiết qua nước tiểu, một phần đi vào tuyến nước bọt và lại được nuốt xuống dạ cỏ, trờ thành nguồn cung cấp ni tơ cho vi sinh vật chuyển hoá thành protein.

4. Khả năng sản xuất
4.1Khả năng sinh trưởng

Quá trình sinh trưởng phát triển của đàn bò vàng Việt Nam ở các địa phương là gần giống nhau, vì vậy trong tài liệu này chỉ đưa đặc điểm sinh trưởng phát triển của bò Thanh Hoá làm thí dụ.

4.1.1. Khối lượng của bò qua các tháng tuổi (tháng tuổi)


* Nguồn: Lê Quang Nghiệp, 1984

 Theo quy luật sinh trưởng thì bê ở 3 tháng đầu tăng trọng nhanh, tháng thứ nhất đạt 390; 433 g/ngày, hai tháng tiếp theo khả năng tăng trọng giảm, tháng thứ ba chỉ đạt 321 và 338g/ngày. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 sự tăng trọng của bê đã giảm, điều này phù hợp với thực tế vì lượng sữa mẹ ngày càng giảm, trong lúc nguồn đinh dưỡng dựa hẳn vào tự nhiên, bê con lại đang chuyển dần từ chế độ tiêu hoá dạng men sang tiêu hoá dạng vi sinh vật dạ cỏ.

Sau 6 tháng tuổi khối lượng của bê lại tăng dần và đến 60 tháng tuổi khối lượng bò tăng không đáng kể và ồn định. Khối lượng tuyệt đối lúc này của bò đực là 237  3,14 kg, bò cái 196,39  1,62 kg.

4.1.2. Kích thước các chiều đo của bò qua các tháng tuổi

Cũng như khối lượng, kích thước một số chiều đo của bò cũng biến đổi qua các tháng tuổi. ở tháng đầu, năm đầu, các chiều đo phát triển mạnh, mạnh nhất là chiều dài rồi đến chiều cao vây. Từ 24 tháng tuổi trở đi, các chiều dài phát triển chậm và ổn định vào lúc 60 tháng tuổi.

Như trên chúng tôi đã nêu, bò vàng Việt Nam nằm rải rác khắp đất nước, tuỳ theo điều kiện chăn nuôi, tập quán và trình độ chăn nuôi mà khối lượng, kích thước các chiều đo của bò có thay đổi ít nhiều.

Kích thước chiều đo của bò (cm)


* Nguồn: Lê Quang Nghiệp, 1984
 
 
 Các chiều đo chính của một số giống bò địa phương (cm)


* Nguồn: Trần Đình Miên, Vũ Kính Trực, 1966.
 4.2. Khả năng sinh sản

Bò vàng Việt Nam có khả năng sinh sản tốt, 18-24 tháng tuổi bò đã động dục và có khả năng phối giống; 30-34 tháng tuổi đẻ lứa đầu, nhịp đẻ năm một (1 năm 1 lứa) và 3 năm 2 lứa là phổ biến. Khả năng sinh sản tốt là đặc điểm có ích lớn nhất của bò vàng Việt Nam.

4.2./ Khả năng sinh sản của bò dực

Ưu điểm của bò vàng là bò đực thành thục về tính sớm, 10-12 tháng tuổi đã có phản xạ nhảy và theo bò cái động dục, 15-18 tháng tuổi đã có thể phối giống, tuy nhiên khả năng phối giống tốt nhất là từ 2-5 tuổi.

Bò đực thể hiện tính hăng rất rõ và mạnh, có động tác phóng tinh mạnh và nhanh. Một con bò đực có thể phối giống trực tiếp cho khoảng 50 bò cái/ năm. Thông thường tần số phối giống 2-3lần/ tuần tuỳ theo trạng thái sức khoẻ và mức độ dinh dưỡng cũng như phụ thuộc vào mùa phối giống, nhưng thích hợp nhất là2lần/tuần. Do hạn chế về tầm vóc nên bò đực vàng ít được chú ý khai thác tinh làm thụ tinh nhân tạo mà chủ yếu dùng cày kéo và nuôi thịt. Với xu hướng cải tạo đàn bò đực địa phương theo hướng nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất kiêm dụng, chúng ta đã nhập bò đực Sind từ ấn Độ và Pakistan về để tạp giao và tạo đàn bò lai Sind.

4.2.2. Khả năng sản xuất của bò cái

Ngoài những ưu điểm về chịu đựng kham khổ và khả năng chống đỡ bệnh tật cao, bò vàng còn có ưu điểm lớn về sinh sản là thành thục sớm, mắn đẻ. Bò cái 15- 18 tháng tuổi đã động dục, cá biệt có con động dục lúc 1 năm tuổi. Thường là 30 - 36 tháng tuổi bò cái đẻ lứa đầu, có con đẻ lúc 2 năm tuổi. Khối lượng lúc động dục lần đầu đạt trung bình 140- 150 kg và lúc đẻ lứa đầu khoảng 170- 180 kg.

Các đặc điểm sinh sản của bò cái vàng Việt Nam không khác nniềư so với đặc điểm sinh học chung của các giống bò khác. Chu kỳ động dục trung bình 21 ngày (biến động 17-24 ngày). Tổng số thời gian động dục (kể từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc) trung bình là 30 giờ (biến động 18-36 giờ), còn thời gian chịu đực (là thời gian bò cái đứng im cho bò đực nhảy phối giống tự nhiên) trung bình là 15 giờ (biến động 12- 18 giờ). Bò cái rụng trứng 12-14 giờ sau khi kết thúc chịu đực. Thời gian mang thai của bò vàng trung bình 280-282 ngày (biến động 250-310 ngày).

Thời gian động dục lại sau khi đẻ trung bình 90-120 ngày (biến động 30-180 ngày). Vì vậy khoảng cách hai lứa đẻ trung bình 420-450 ngày (biến động 400-540 ngày).

4.3. Khả năng cho thịt, sữa

Tuy có bầu vú đẹp, cân đối nhưng khả năng cho sữa của bò vàng Việt Nam kém, khoảng 400-500 kg/chu kỳ 5-6 tháng đủ cho bê bú. Sữa bò vàng việt Nam thơm, ngon, có tỷ lệ mỡ sữa cao, thường  5%.

Do tầm vóc bé nên khả năng cho thịt của bò vàng Việt Nam không cao. Tỷ lệ thịt xẻ thường 38-42%, tỷ lệ thịt tinh 30-33%. ở đực cà và đực thiến, tỷ lệ thịt xẻ có thể đại 53-55%; thịt tinh có thể 38-40%

Ngoài những mặt nêu trên, bò vàng Việt Nam được sử dụng chủ yếu cho cày kéo. Khả năng cày kéo của bò tốt, bò dai sức và có thể làm việc được ở nhiều địa hình, chất đất khác nhau. Bò còn là nguồn lực kéo xe được sử dụng ở hầu hết các vùng nông thôn trong cả nước.

5. Công tác bảo tồn nguồn gen
Nguồn: Dairyvietnam
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác