Các loại giống bò sữa trong và ngoài nước

Các loại giống bò sữa trong và ngoài nước

Các loại giống bò sữa trong và ngoài nước

Các bài viết về ngành sữa

Phát triển giống bò sữa ở Việt Nam - hiện trạng và giải pháp

Phần I: Đặt vấn đề

Việt Nam bắt đầu lai tạo bò sữa từ những năm 1959-1960 tại nông trường Ba Vì. Giống bò sữa đầu tiên là Lang trắng đen được nhập từ Trung Quốc, sau đó là nhập Holstein Friesian (HF) từ Cu Ba. Công tác nhân thuần và lai tạo được tiến hành tại các cơ quan nghiên cứu và nông trường quốc doanh tại Ba Vì và Mộc Châu. Sau ngày giải phóng Miền Nam, một số bò thuần HF từ Mộc Châu chuyển vào Đức Trọng. Trong thời kì bao cấp, số lượng và chất lượng đàn bò thuần và lai HF có chiều hướng đi xuống. Những năm đầu của thời kì đổi mới, một số bò thuần HF được chuyển về các trại tư nhân. Từ 1986 công tác lai tạo bò sữa phát triển mạnh ở TP. Hồ Chí Minh. Số lượng bò lai HFvà số hộ nuôi bò lai sữa tăng nhanh. Năm 1990 Thành phố có khoảng 5000 con và đến 1994 lên 10400 con. Vào năm 2000, tổng đàn bò sữa cả nước gần 35 ngàn con, có hơn 17 ngàn cái sinh sản. Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận chiếm khoảng 31 ngàn con. Trên 90% số bò sữa nuôi trong hộ dân. Bình quân 4-5 con/hộ. Tập trung ở vùng ven đô thị, thành phố lớn.

Từ con bò sữa đến sữa bò

Ngày nay con bò sữa đã gần như trở thành một nhà máy sản xuất sữa. Năm 2008 những con bò sữa Holstein nằm trong Chương trình Đánh giá Di truyền Quốc gia Hoa kỳ có sản lượng sữa bình quân là 10.500 kg sữa/năm với 380 kg bơ và 320 kg protein, trong khi đó cách đây 22 năm cũng những giống bò này chỉ cho 7.900 kg sữa với 280 kg bơ và 250 kg protein.

Phát triển giống bò sữa ở Việt Nam - Hiện trạng và giải pháp

Trong 10 năm, từ 1990 đến năm 2000, tốc độ tăng đàn bò sữa ở Việt Nam đạt trung bình 12% mỗi năm, cao gấp 2 lần so với heo và gà. Nuôi bò sữa nông hộ đã trở thành phổ biến tại các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Tiền Giang, Hà Nội. Vĩnh Phúc… Nuôi bò sữa nông hộ đã cho thấy tính hiệu quả và bền vững, đặc biệt là đối với những vùng thuần nông, năng suất cây trồng thấp. So với heo và gà, thì nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn. Rất nhiều nông dân có nguyện vọng muốn được học tập và đầu tư vào nuôi bò sữa. Đến nay nhiều tỉnh trong cả nước đã xây dựng dự án phát triển bò sữa.

Giống bò BRUNE (Nâu)

Giống bò có nhiều ưu diểm, thuyết phục được những người chăn nuôi luôn quan tâm dến khả năng sinh lời, vì những lý do sau …

Một số nông dân nuôi bò sữa tại Mộc Châu sử dụng các giống cải tiến phù hợp hơn với điều kiện Việt Nam

Vào năm 2008, Công ty Sữa Mộc Châu đã nhập khẩu một số phôi và liều tinh của giống “Brown”, do MIDAEST (Liên minh các Hợp tác xã Dịch vụ Thụ tinh khu vực Tây Nam của Pháp) cung cấp, trong khuôn khổ hợp tác giữa tỉnh Sơn La và vùng Midi-Pyrénées (Tây Nam nước Pháp) và khuôn khổ mối quan hệ hợp tác giữa ASODIA (Hiệp hội Phát triển Nông nghiệp Quốc tế) và Công ty Sữa Mộc Châu.

Đa hình gen hormon sinh trưởng của một số giống bò nuôi ở Việt Nam

Hiện nay, chăn nuôi bò để lấy sữa đang là một nghề rất phổ biến và được tiến hành trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Chọn lọc ra bò có tiềm năng di truyền cho năng suất và chất lượng sữa cao để nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa là thiết thực. Với sự phát triển nhanh của các ngành khoa học đặc biệt là công nghệ sinh học, cho phép chúng ta có thể nghiên cứu sâu đến mức độ phân tử, đánh giá được tiềm năng di truyền các gen của vật nuôi. Gần đây, nhiều gen có tiềm năng đã được phát hiện có ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý và tính trạng sản xuất. Một trong số các gen đã chọn để tiến hành nghiên cứu là gen hormon sinh trưởng (GH) ở bò.

Bảo tồn quỹ gen Bò Vàng

Bò Vàng là gia súc lớn nhai lại (hay gia súc lớn có sừng), theo phân loại động vật thì bò thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chãn (Artiodactyla) bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò (Bovini), loài bò (Bos indicus), giống bò Vàng. Có tên gọi bò Vàng vì phần lớn (>90%)) chúng có sắc lông màu vàng.

Giống bò BRUNE (Nâu) đầu tiên xuất hiện tại Mộc Châu

Hoạt động đa dạng hóa nguồn Gen là một trong những hoạt động hỗ trợ phát triển Nông nghiệp tại Mộc Châu của dự án ASODIA (dự án phi chính phủ của Pháp) trong khuôn khổ hợp tác về phát triển Nông nghiệp giữa vùng Midi-Pyrénées và UBND tỉnh Sơn La.

Lược sử giống bò sữa Jéc-xây

1. Quê hương bò jécxây và đặc điểm chung

Bò Jécxây là giống bò sữa chuyên dụng, tỷ lệ mỡ sữa cao. Quê hương giống bò này ở đảo Jécxi, một hòn đảo nhỏ trên biển Măngsơ, diện tích chỉ 50 dặm vuông (1 dặm tương đương 1,6km). So với các giống bò sữa khác, năng suất sữa của bò Jécxây không cao, bình quân 900- 1000kg sữa trên 100kg khối lượng, tỷ lệ mơ sữa 5,0-5,1%. Tuy vậy, cũng có cá thể đạt năng suất kỷ lục như con bò Neson Royal Hailedi trong chu kỳ 361 ngày đã cho 12.112kg sữa; con bò Baring Flauer trong 305 ngày đã vắt được 11.202kg sữa, tỷ lệ mỡ sữa 5,98%. Bò Jécxây nhỏ con, khối lượng bò đực giống trưởng thành 550 - 650kg, bò cái 350 - 370kg, dễ nuôi, hiền. Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, bò Jécxây nhanh chóng phổ cập ở nhiều nước trên thế giới, có vị trí quan trọng ở các nước có công nghiệp chế biến bơ phát triển như Đan Mạch, Tân Tây Lan, Mỹ v.v... Màu sắc bơ và sữa của bò Jécxây rất đẹp. Thích ứng với cả vùng nóng và vùng lạnh là đặc điểm nổi bật của bò Jécxây. Bò Jécxây ở Nam Mỹ, khi nhiệt độ lên đến 1000 Farenhây (00 xen xi tương ứng +320 Farenhây) vẫn thản nhiên gặm cỏ, trong lúc đó các loại bò khác nằm tránh nắng dưới bóng cây. Trái lại, ở vùng núi Colombia, về mùa đông nhiệt độ -300C, ban ngày ở ngoài trời bò Jécxây vẫn khỏe mạnh.