Bò thịt

Kĩ thuật vỗ béo bò thịt

Vỗ béo là nuôi dưỡng đặc biệt với mức ăn dồi dào, khẩu phần có giá trị hoàn thiện nhằm mục đích thu được Ở con vật một lượng thịt tối đa với chất lượng thoả đáng. Có rất nhiều phương pháp vỗ béo khác nhau và phương pháp quản lý bò vỗ béo cũng khác nhau tuỳ theo phương pháp vỗ béo. Phương pháp quản lý thường không cổ định vì nó phải thạy đổi tụỳ theo các yếu tố như đặc điểm của giống bò điều kiện nuôi dưỡng và tiêu chuẩn thịt bò mà thị trường yêu cầu. Thời gian vỗ béo tuỳ thuộc vào tuổi, độ béo của bò trước khi vỗ béo và yếu cầu của thị trường về khối lượng bò, chất lượng thịt v.v. Thông thường thời gian vỗ béo là 60-90 ngày.

 1. CÁC KIỂU VỖ BÉO

 Căn cứ vào đối tượng đưa vào vỗ béo có thể chia ra các kiểu vỗ béo như sau: 

1.1. Vỗ béo bê lấy thịt trắng 

Đây là kiểu vỗ béo bê sữa trước 3-4 tháng tuổi. Thông thường chi dùng bê đực, đặc biệt là bê đực hướng sữa. Nuôi bê chủ yếu bằng sữa nguyên và sữa thay thế. Mức sữa cung cấp khoảng 12-16 lít/ngày nếu yêu cầu tăng trọng không dưới 1000 g/ngày. Nếu yêu cầu tăng trọng thấp hơn (không dưới 900g/ngày) thì bên cạnh sữa có thể cho ăn thêm cỏ khô, thức ăn tinh và củ quả. 

1.2. Vỗ béo bê sau cai sữa 

Bê được đua vào vỗ béo ngay sau khi cai sữa hay sau một thời gian huấn luyện 30-45 ngày. Hình thức này phù hợp cho những cơ sở vỗ béo thương phẩm hơn là các trang trại chăn nuôi hỗn hợp. Bê thuộc các giống có tầm vóc lớn thích hợp với kiểu vỗ béo này (không cần thời kỳ nuôi bê sinh trưởng). 

1.3. Vỗ béo bò non 

Tiến hành vỗ béo cả bê đực và bê cái từ 1-1,5 tuổi. Thức ăn tinh không dưới 30% giá trị năng lượng của khẩu phần và có thể tăng lên ở giai đoạn cuối. Trước khi đưa vào vỗ béo đàn bê đó trải qua một thời kỳ nuôi sinh trưởng khá dài. Đây là kiêu vỗ béo phổ biến nhát hiện nay trên thế giới. 

1.4. Vỗ béo bò trưởng thành 

Bò sữa, bò sinh sản, các loại bò khác trước khi đào thải được qua một giai đoạn nuôi vô béo để tận thu lấy thịt - Thời gian nuôi béo thông thường là 2-3 tháng phụ thuộc vào độ béo ban đàu và nguồn thức ăn. 

2. CÁC HÌNH THỨC VỖ BÉO BÒ 

Căn cứ vào nguồn thức ăn chính dùng để vỗ béo có thể chia ra các hình thức vỗ béo như sau 

2.1. Vỗ béo bằng thức ăn xanh 

Hình thức này được thực hiện trong mùa vụ nhiều cỏ xanh. Có 2 cách vỗ béo bằng thức ăn xanh:

- Vô béo trên đồng cỏ: Trên cơ sở điều khiển sinh sản sẽ có được những đàn bê đồng đều và đến giai đoạn đưa vào vỗ béo thì năng suất đồng cỏ cao. Lúc đó đàn bê dược chăn thả luân phiên trên đồng cỏ với thời gian từ 12 - 24 giờ/ngày. Trong thời gian chăn thả bê sử dụng được một lượng lớn thức ăn trên đồng cỏ. Tuy vậy cũng cần cung cấp cho chúng một lượng thức ăn tinh nhất định: giai đoạn đầu vỗ béo 20­25% và cuối giai đoạn vỗ béo 30-35% giá trị năng lượng của khẩu phần.

-  Vỗ béo tại chuồng: Áp dụng đối với những nơi không có đồng cỏ chăn thả nhưng lại có điều kiện để thâm canh đồng cỏ thu cắt với năng suất cao. Cỏ được thu cắt và cho ăn tại chuồng kết họp cùng với thức ăn tinh. 

2.2. Vỗ béo bằng thức ăn ủ xanh 

Đối với những cơ sở tự túc được thức ăn có thể vỗ béo bằng thức ăn ủ xanh trong vụ đông xuân. Hiện nay ở các nước tiên tiến thức ăn ủ xanh thậm chí được sử dụng quanh năm vì cho ăn thức ăn này lấy từ silo rất tiện lợi cho việc phối trộn với thức ăn tinh và thức ăn bổ sung để tạo thành khẩu phần hoàn chỉnh có thể phân phát dễ dàng thông qua một hình thức cơ giới hoá hay tự động hoá.

Thức ăn ủ xanh không cân bằng dinh dưỡng nên khi nuôi bò cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần tíiiết Là thức ăn thô có năng lượng tiêu hoá thấp nên nếu chỉ cho ăn thức ăn ủ xanh sẽ không đảm bảo được tốc độ sinh trưởng tối ưu cho bò thịt. Do vậy, một lượng thức ăn tinh nhất định (25-30% hoặc cao hơn) phải cho ăn cùng để cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu sản xuất của bò. Khối lượng thức ăn ủ xanh trong khẩu phần phụ thuộc chất lượng và hàm lượng axit hữu cơ trong đó. Khẩu phần thích hợp chứa 50-65% thức ăn ủ xanh. Nếu thức ăn ủ xanh chứa nhiều axit thì phải trung hoà bớt bằng dung dịch nước vôi 1,5-2%, hay dùng dung dịch ammoniac 25% với 12-14 lít/tấn. Ngoài ra, trong khẩu phần nên có một lượng cỏ khô khoảng 5-15% (0,8-lkg/100kg khối lượng cơ thể bò).

Thức ăn ủ xanh thường nghèo protein và đường, do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn ủ xanh trong khẩu phần cần bổ sung thêm các thức ăn chứa nhiều N/protein và đường dễ tan. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung urê trong khẩu phần được cân bằng tốt hoàn toàn thoả mãn được nhu cầu protein của bò. Tuy nhiên, nếu kết hợp được bổ sựng NPN với một nguồn protein thực thì bò sẽ cho năng suất tốt hơn với giá thành thoả đáng khi vỗ béo bò bằng thức ăn ủ xanh.

Khi vỗ béo bò bằng thức ăn ủ xanh cần bổ sung thêm vitamin A vì mặc dù trong thức ăn ủ xanh có khả nhiều caroten nhưng khả năng chuyển hoá caroten thảnh vitamin A cùa bò thịt không được tốt. Ngoài vitamin A không cần bổ sung thêm các loại vitamin khác nếu như bò được chiêu sáng đây đủ (Vitamin D được hình thành dưới da).

 

Khi vỗ béo bằng thức ăn xanh cũng cân phải bô sung các loại khoáng như canxi, phốtpho, muối, coban, sắt….khoáng có thể bổ sung theo một tỷ lệ nhât định trong khẩu phần hoặc cung cấp dưới dạng bò có thể ăn tuỳ thích. Một hỗn hợp khoáng tốt để bổ sung cho ngô ủ xanh chứa 2 phần là dicanxiphotphat và 1 phần là hỗn hợp các loại khoáng vi lượng 

2.3. Vỗ béo bằng phụ phẩm 

Hình thức này có thể áp dụng ở những nơi có công nghiệp chế biến:

- Chế biến tinh bột, đường: bả bia, bả rượu, ri mật

- Chế biến thực phẩm: bả đậu phụ, bột xương, khô dầu các loại, v.v.

- Chế biến rau quả: các loại bả dứa, vỏ hoa quả.

Với các thức ăn trên có thể phối hợp với các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, cỏ khô để nuôi vỗ bò thịt. Khi dùng các phụ phẩm phải được bảo quản tốt vì đây đều là những loại thức ăn có tỷ lệ nước cao, hàm lượng dinh dưỡng cao nên rất dễ lên men chua và thối

Thường dùng các loại phụ phẩm vỗ béo bê với thể trong ban đầu không dưới 250-270 kg và qua 3 tháng vỗ béo đạt đến 340-360 kg. Vỗ béo bằng phụ phẩm mà khối lượng ban đầu thấp sẽ không có hiệu quả bởi vì sẽ không cho thể trọng của bò đến mức mong muốn, không cho độ béo cao và chất lượng thịt tốt.

Hiện nay ở một số nơi trên thế giới người ta tiến hành vỗ béo bò bằng khấu phần dựa trên thức ăn tinh là chủ yếu. Thức ăn tinh dùng để vỗ béo dựa trên các loại hạt ngũ cốc và họ đậu, các hỗn họp thức ăn có thành phần đặc biệt, đồng thời đảm bảo một lượng xơ thích hợp cần cho hoạt động tiêu hoá được bình thường. Tỷ lệ thức ăn tính so với thức ăn thô trong khẩu phần có thể là 4:1. Khi vỗ béo bằng thức ăn tinh cần phải cung cấp thức ăn thô với độ cắt băm nhất định, cân bằng tốt về các chất khoáng và các hoạt chất sinh học trong khẩu phần.

Khó khăn nhất của bình thức vỗ béo này là khống chế không để bò bị mắc bệnh axit dạ cỏ. Do vậy, người ta thường cho các chất đệm (ví dụ bicáccbônat) trộn với thức ăn tinh và cho ăn rải đều để ổn định pH của dạ cỏ. Mặt khác, kháng sinh cũng thường không thể thiếu trong khẩu phân dạng này để chống các vi khuẩn gây bệnh (như E. coli) phát triển trong điều kiện pH dạ cỏ thấp.

Do bò vỗ béo được cho ăn tự do nên khối lượng thức ăn cho ăn không phải là yếu tố cần quan tâm chính khi xây dựng khẩu phần vỗ béo. Ngược lại, tỷ lệ các chất dinh dưỡng chính như năng lượng và protein trong thức ăn vỗ béo mới là yếu tố cần chú ý nhất. Đối với việc vỗ béo bò còn trong giai đoạn sinh trường thì khẩu phần nên có hàm lượng protein thô thấp nhất là 15% và năng lượng 11 MJ ME (tương đương 2600 Kcal) cho một kg chất khô. vỗ béo bò trưởng thành thì hàm lượng protein có thể thấp hơn 1 chút (tối thiểu 13% vật chất khô). Hàm lượng canxi trong khẩu phàn khoảng từ 0,4-0,7% tùy nhóm đối tượng bò vô béo và phôt pho khoảng 0,35%. Hàm lượng xơ thô tối thiểu phải đạt 15% để tránh cho bò bị các bệnh rối loạn về tiêu hoá. Khi cho ăn cần lưu ý tránh thức ăn bị mốc thối. Một số công thức khẩu phần vỗ béo được trình bày ở bảng 1 dưới đây.

 Bảng 1: Một số công thức (tham khảo) khẩu phần vẽ béo bò thịt 

 

Nguyên liệu

 

(%)

 

Công thức thức ăn

 

1

 

2

 

3

 

4

Sắn lát

40

40

50

50

Bột ngô

10

10

10

10

Ri mật

30

30

20

20

Khô dầu lạc

18

12

18

12

Bột lá keo đậu

-

6

-

6

Urea

-

0,5

0,5

1

Bột xương

1

1

1

1

Muối ăn

1

0,5

0,5

-

Năng lượng (cal/kg)

2545

2528

2590

2575

Protein %

13,9

14

14,38

14,43

 2.4. Quản lý vỗ béo bò  

a) Quản lý bò mới đưa vào vỗ béo 

Bò trước lúc giết thịt thường được chuyển (mua) về để vỗ béo ở một nơi tập trung Bò mới đưa vào vỗ béo cân khoảng 2 tuân đê thích nghi với môi trường mới. Có thể áp dụng các biện pháp sau đây để ôn định bò mới đưa vào vỗ béo:

- Nhốt tách riêng những bò mới đưa vào vố béo nhằm không cho chúng ở canh những con cũ để thích ứng rồi. Khi vỗ béo trong chuông, đàn bò vỗ béo thường gồm 10 con cùng giới tính, cùng tuổi và khối lượng ờ trong cùng ô chuồng. Nên tránh thay đổi cấu trúc đàn vỗ béo hoặc di chuyển đàn bò vỗ béo đi chỗ khác vì mọi sự thay đổi này đều làm giảm tăng trọng của đàn bò.

- Bò mới phải được nghỉ ngơi ở những khu vực khô ráo, sạch sẽ và không được nhốt bò quá chật chội

- Trong thời gian này cần đánh dấu, thiến, kiểm tra sức khoẻ cơ thể tẩy giun sán, phun ve và tiêm phòng cho bò.

- Nơi tiếp nhận bò nên làm dạng chuồng chi có mái che để bò có thể tự do chọn hoặc ở dưới mái hay ở ngoài trời

- Cung cấp đầy đủ nước uống sạch có tác dụng cực kỳ quan trọng vì bò có xu hướng bị mất nước sau thời gian vận chuyển dài.

- Nếu chăn thả, áp dụng hệ thống chăn thả theo giờ đối với bò mới vỗ béo.            

Nếu nuôi nhốt thi thành phần thức ăn cho bò mới đưa vào vỗ béo phải thay đổi từ từ để đạt tới thành phần thức ăn vào thời điểm bắt đầu vỗ béo. Khối lượng thức ăn có thể tăng lên từ từ khi thể trạng và hình dáng của bò cho thấy bò không còn sụt cân nữa.

b) Quản lý bò trong thời gian vổ béo 

- Xác định khối lượng bò và lượng thu nhận thức ăn

Khối lượng của từng con bò phải được xác định tại thời điểm bắt đầu vỗ béo và ghi chép lại hàng tháng cho đến khi xuất bò đi. Nếu thấy bò hơi giảm khối lượng hay tăng trọng ít so với tháng trước thì phải khám kiểm tra xem bò có bị bệnh không, có bị ký sinh trùng không, nhiệt độ và các điều kiện môi trường có thay đổi không? Những yếu tố này đều dẫn đến những thay đổi bất thường về cơ thể bò.

Lượng thức ăn ăn vào cho cả đàn phải được ghi chép lại. Khối lượng thức ăn tinh và thức ăn thô phải được cân trước khi cho ăn và ghi chép đầy đủ.

-  Quản lý sức khoẻ hàng ngày

Hàng ngày phải quan sát đàn bò vỗ béo nhàm bảo vệ và can thiệp đối với những con có biểu hiện không bình thường càng sớm càng tốt. Một số điểm then chốt trong việc quan sát là lượng thức ăn ăn vào, hô hấp, dáng đi, vùng bụng, chuyển động và dáng đi của bò, tình trạng phân, nước tiểu và các bộ phân của cơ thể.

Việc cắt móng cho bò cần được tiến hành lúc bắt đầu vỗ béo và làm lại tuỳ vào thời gian vỗ béo. Móng quá dài sẽ làm bò giảm thu nhận thức ăn và dễ gây tai nạn như gãy chân.

Nước uống cho bò phải được kiểm tra hàng ngày và máng uống phải sạch. Độn lót chuồng phải phủ dày thêm hàng ngày với 2-3kg/con/ngày. Nếu lót nền bẩn phải thay với khoảng 2 lần/tháng.

-  Quản lý hoạt động sinh dục của bò

Nêu đàn bò vô béo là bò đực (non) thì hiện tượng chúng nhảy nhau thường khá phổ biến và gây thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế. Tổn thất gây ra chủ yếu là do gây chấn thương và stress cho cả con nhảy và con bị nhảy. Thiến bê sẽ giảm được hiện tượng nhảy nhau nhưng không loại trừ được hoàn toàn. Do vậy, cần sớm phát hiện và tách riêng những con đó ra.

            Nếu đàn bò vỗ béo là bò cái thì bình thường chúng có biểu hiện động dục đều đặn theo chu kỳ tính. Điều này gây ra nhiều phiền phức cho quản lý và có lẽ là một nguyên nhân quan trọng làm giảm tăng trọng so với bò đực. Bò cái tơ thường động dục trong khoảng 20h và trong thời gian đó nó có thể bị con khác nhảy lên trên cả chục lần. Hơn nữa, trong thời gian này nó ăn rất ít. Trước đây người ta hoạn bò cái để loại bỏ động dục trước khi đưa vào nuôi vỗ béo giết thịt, nhưng việc này thường gây sốc, mất máu và thậm chí bị viêm nhiễu sau đó, chưa nói đến sự phức tạp và tốn kém. Gần đây người ta sử dụng các loại thuốc ức chế động dục (tác dụng tương tự progesteron) cho bò cái tơ nuôi lấy thịt có hiệu quả tốt. Ví dụ, kết quả trung bình của 47 thí nghiệm ở Mỹ sử dụng chất MGA (melengesterol acetate) cho bò cái tơ ăn để ức chế động dục đó làm tăng trọng tăng thêm 10% và hiệu quả sử dụng thức ăn tăng 6% so với đối chứng.

 

 

Nguồn: Công ty TNHH Dairy Việt Nam
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác